NHỮNG GÌ KHÔNG CÓ TRONG SÁCH
Điều trước tiên cần phải thú nhận rằng tôi đã say sưa đọc cuốn sách này
bằng tiếng E-xtô-ni-a, rồi sau đó dịch sang tiếng Nga. Tất cả những gì viết
trong sách thật thú vị và dễ hiểu. Mặc dù tôi không có mặt ở E-xtô-ni-a
trong thời kỳ được Ê-nô Ra-út đưa vào truyện, nhưng qua bạn bè người E-
xtô-ni-a tôi đã biết được nhiều về cuộc sống của họ những năm chiến tranh
dưới ách bọn chiếm đóng.
Tôi cho rằng không phải bạn đọc nhỏ tuổi nào của chúng ta cũng thông
hiểu đất nước E-xtô-ni-a, lịch sử, địa lý và các phonq tục tập quán ở đó, và
những gì mà một em học sinh ở Tan-lin hay ở Ta-rơ-tu-xơ
không nhất thiết một em học sinh Mát-xcơ-va, Nô-vô-xi-biếc, Vla-đi-vô-
xtốc, hay ở một nơi nào đó ngoài lãnh thổ E-xtô-ni-a cũng hiểm rõ như vậy,
khi đọc sách của Ê-nô Ra-út. Bởi thế cần phải nói với độc giả cuốn sách
này đôi điều không thừa và cần nhớ trong khi đọc “Lửa trong thành phố
sẩm tối”.
Điều thứ nhất, Ê-nô Ra-út là ai? Có thể đây là lần đầu tiên độc giả được
làm quen với tên của người này. Thế nhưng tại các trường phổ thông, các
lớp mẫu giáo ở E-xtô-ni-a hiếm có em trai em gái nào không biết một trong
hai chục cuốn sách của nhà văn thiếu nhi Xô-viết nổi tiếng ấy. Một trong
những cuốn sách ông viết cho các em nhỏ nhất có tên là “Cô-rô-tư-sơ” đã
được đặc biệt phổ biến ở E-xtô-ni-a. Thậm chí cửa hàng bán đồ chơi ở Tan-
lin cũng lấy tên là “Cô-rô-tư-sơ” theo tên chú bé búp bê - nhân vật của cuốn
sách. Tuy vậy, Ê-nô Ra-út đâu chỉ viết sách cho các em nhỏ nhất.
Các truyện ông viết cho các em lứa tuổi 12 - 15 cũng rất quen thuộc đối
với các em học sinh E-xtô-ni-a. Ngoài tiếng Nga và một số tiếng khác trong
liên bang, truyện ngắn và truyện vừa của Ê-nô Ra-út còn được dịch sang
tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tiệp, tiếng Ba Lan và Phần Lan.
Cuốn truyện vừa mà các em sắp đọc đây phần lớn là tự thuật của tác
giả. Nhà văn không chút hư cấu: các sự việc dẫn ra trong sách khi thì xảy
ra với ông, khi thì với bạn bè thân thuộc của ông. Tác giả chỉ sắp xếp các