LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 23

Với người khác phải cung kính, bao dung, giữ chữ tín, làm việc

phải cần mẫn, với người khác phải ân huệ.

- Dương Hóa - Chương 17.6

Đây là đáp áp của Khổng Tử khi Tử Trương hỏi về “nhân”. Tử

Trương thỉnh giáo Khổng Tử thế nào là “nhân”, Khổng Tử nói rằng:
“Người có thể thực hiện năm loại đức trong thiên hạ thì có thể được
gọi là ‘nhân’ rồi.” Tử Trương hỏi tiếp: “Đó là năm loại đức nào?”
Khổng Tử đáp: “Thái độ cung kính, đối với người khác phải khoan
dung, độ lượng, có uy tín, làm việc phải cần mẫn, đối với người khác
phải nhân từ, ân huệ. Thái độ cung kính là không làm nhục người
khác, đối xử khoan dung với người khác sẽ được mọi người ủng hộ và
che chở, giữ chữ tín với người khác sẽ được trọng dụng, làm việc cần
cù, chăm chỉ sẽ có thành tích xuất sắc, với người khác phải nhân từ,
ân huệ thì có thể lãnh đạo được người khác.”

Cung, khoan, tín, mẫn, huệ là năm đức của người nhân ái, cũng là

năm cách để thực hiện “nhân ái”, và là năm đức mà một nhân viên
cần phải có.

Cung, thái độ cung kính. Là một nhân viên, trong công tác trước

tiên phải giữ thái độ cung kính, bất kể là với cấp trên, đồng
nghiệp, hay là đối với cấp dưới. Cung kính với cấp trên, sẽ không
mạo phạm tới cấp trên; Cung kính với đồng nghiệp sẽ tránh được
tranh cãi không cần thiết; Cung kính với cấp dưới sẽ khiến cho
cấp dưới không cảm thấy bị coi thường và bị sỉ nhục. Ngược lại,
nếu một người không có thái độ cung kính với người khác, hành vi
cử chỉ sẽ hời hợt, khinh suất, và cũng không được người khác tín
nhiệm, ủng hộ.

Khoan là khoan dung, nhân hậu với người khác. Mọi người luôn dễ

dãi với sai lầm của bản thân, nhưng lại rất chú tâm, để ý đến sai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.