lầm của người khác. Cho nên, Khổng Tử đã đưa ra “khoan”: Đối xử
khoan dung, nhân hậu với mọi người, độ lượng, bao dung với khuyết
điểm của người khác, thông cảm cho sai phạm của người khác. Trong
công việc, ai cũng khó tránh khỏi phạm phải sai lầm, là đồng
nghiệp hoặc cấp trên, chúng ta phải hướng dẫn nhiều hơn, giúp đỡ
nhiều hơn người mắc sai lầm, chứ không phải một mực chỉ trích
và trừng phạt. Như vậy, bạn sẽ dần dần được đồng nghiệp, cấp
dưới bảo vệ, che chở và kính trọng.
Tín là giữ uy tín với người khác. Chữ tín là một phẩm chất không
thể thiếu trong đối nhân xử thế của con người, không ai muốn
giao tiếp, qua lại với một người không giữ chữ tín, thiếu uy tín. Tại
công sở, uy tín vô cùng quan trọng. Trước tiên, bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng sẽ không chấp nhận một nhân viên không giữ chữ
tín. Tiếp đến, người mà thường xuyên thất hứa với người khác
nhất định sẽ giảm uy tín trong mắt cấp trên, lãnh đạo không dám
tiếp tục giao công việc quan trọng cho người đó. Đồng thời, một
người không có uy tín sẽ không thể nào được đồng nghiệp chấp
nhận và kính trọng. Một người muốn có thành công trong nghề
nghiệp thì phải lấy chữ tín làm gốc rễ căn bản để đối nhân xử thế,
sao cho “nói là phải làm, làm phải có hiệu quả”.
Mẫn là làm việc phải chăm chỉ. Cái gì quyết định sự thành bại của
doanh nghiệp? Câu trả lời là: Hiệu suất! Vậy, cái gì quyết định hiệu
suất của doanh nghiệp? Tất nhiên là hiệu quả làm việc của nhân
viên. Cái mà “mẫn” nhấn mạnh là sức phản ánh và sức hành động,
sức phản ứng và sức hành động chính là cơ sở của hiệu quả làm việc.
Khi một nhân viên có đầy đủ sức phản ánh và sức hành động xuất
sắc thì nhất định sẽ có thành tích, được cấp trên quan tâm, để ý.
Huệ là với người khác phải nhân từ, ân huệ. “Huệ” là tố chất
lãnh đạo, muốn lãnh đạo người khác, muốn người khác nghe theo
chỉ huy của mình thì phải có “ân huệ”. Tình cảm giữa con người với