đối diện với quan điểm và quyết sách sai lầm, kể cả là đối mặt với
lãnh đạo cũng cần phải như vậy. Đó chính là “làm việc nhân đạo thì
không nên khiêm nhường” mà Khổng Tử nói đến.
Đương nhân, bất nhượng ư sư
Làm điều nhân thì dẫu thầy mình, mình cũng không phải
nhường.
- Vệ Linh Công - Chương 15.36
Đây là nguồn gốc của thành ngữ “đương nhân bất nhượng”.
“Đương nhân bất nhượng ư sư” là chỉ đối mặt với sự việc phù hợp
với đạo nghĩa thì làm ngay, chẳng nhường thầy mình. Nó nhắc nhở
chúng ta rằng: quyền uy không phải là tuyệt đối, chỉ cần những
việc chúng ta làm là đúng đắn, phù hợp với đạo đức, đạo nghĩa thì
chúng ta phải kiên quyết đến cùng. Vào thời cổ đại, thầy giáo là
đại diện cho uy quyền, lời dạy “một ngày là thầy, suốt đời là cha”
được lưu truyền hết đời này sang đời khác. Do đó, có thể thấy, tôn
sư có lúc thậm chí còn quan trọng hơn trung hiếu. Nhưng, Khổng Tử
nói với chúng ta rằng: Làm điều nhân thì dẫu thầy mình, mình
cũng không nhường.
Đối với nhân viên, “thấy việc nhân đạo thì không phải nhượng
bộ” có nghĩa là kiên trì bảo vệ ý kiến đúng đắn. Phải biết rằng,
trong quá trình làm việc thực tế, ai cũng không thể tránh khỏi bất
đồng quan điểm, với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Nếu quan điểm
hoặc kiến nghị của bạn sai, bạn nên loại bỏ. Nhưng nếu quan điểm
hoặc kiến nghị của bạn là đúng đắn, thì nhất định phải, dùng sức
mạnh lý lẽ để đấu tranh. Nhưng sự thực, nhiều khi mọi người luôn
vì kiêng nể đối phương là cấp trên mà vứt bỏ ý kiến đúng đắn của
mình.