Mùa thu năm 2009, chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu
một doanh nghiệp sữa đang rơi vào khó khăn do chất lượng sản
phẩm kém. Chúng tôi gặp một nhân viên và anh ta không ngừng kêu
ca, oán thán với chúng tôi rằng: “Lúc đó, ý kiến của tôi là không
được đưa lô bột sữa có vấn đề về chất lượng vào thị trường, nhưng
cấp trên lại cho rằng việc đó sẽ gây tổn thất vài triệu Nhân dân tệ
cho công ty. Bây giờ thì sao? Bởi vì sản phẩm kém chất lượng trị giá
chỉ có vài triệu Nhân dân tệ mà chúng tôi bị tổn thất gần 20 triệu
Nhân dân tệ.” Giọng điệu của anh này tràn đầy sự oán hận và trách
cứ.
Chúng tôi nghiêm túc nói với anh ta rằng: “Sự việc này cho thấy,
anh không phải là một nhân viên tận tâm. Một nhân viên đúng nghĩa
không bao giờ nhượng bộ khi đứng trước đạo đức và chính nghĩa, phải
dùng lý lẽ đúng đắn để đấu tranh, cho đến khi đối phương, dù đó
là cấp trên, chấp nhận quan điểm của mình.”
“Đương nhân bất nhượng” là khi cấp trên đưa ra quyết định sai
lầm, nhất định phải đấu tranh, kiên trì bảo vệ quan điểm và kiến
nghị đúng đắn.
Tại cuộc họp tổng kết tháng 5 năm 2010, Hà Phi của bộ phận
kinh doanh nhận được 1000 Nhân dân tệ tiền thưởng và một huân
chương “cống hiến đặc biệt”. Khi nhận tiền thưởng và huân
chương, anh rất cảm kích, thậm chí còn bày tỏ: “Tôi không ngờ
rằng tôi đã phản đối kế hoạch của Tổng giám đốc Dương mà vẫn
được thưởng, nói thực, những ngày này tôi luôn cảm thấy bất an,
tôi lo lắng sợ rằng mình sẽ bị cho nghỉ việc.”
Đầu tháng 5, công ty quyết định cho thực hiện mô hình tiếp thị
hội nghị. Tiếp thị kiểu hội nghị có thể giúp công ty nhanh chóng thực
hiện mở rộng và thu lợi nhuận, nhưng, tiếp thị hội nghị lại đi ngược
lại với sứ mệnh mà công ty đã theo đuổi một thời gian dài, rất dễ làm