một lần, khi nói chuyện, đồng nghiệp hỏi Tinh Tinh: “Sao cậu có ý
tưởng xuất sắc như vậy lại không nói ra trong cuộc họp?” Tinh Tinh
trả lời: “Tớ không dám nói, tớ sợ nói ra không tốt lại bị mọi người
cười.”
Tổng giám đốc Vương tức giận đứng bật dậy, quay ngoắt người
đi ra cửa, tất cả nhân viên có mặt đều ngẩn người ra một lúc, rồi
cùng lúc hướng tầm nhìn về phía Chu Hiển. Hóa ra là, Tổng giám
đốc Vương triệu tập mọi người mở cuộc họp, muốn thảo luận kế
hoạch phát triển tiếp theo của công ty, đồng thời đưa ra ý tưởng của
bản thân. Ai ngờ đang lúc Tổng giám đốc Vương nói thì Chu Hiển lại
ngắt lời nói: “Tổng giám đốc Vương, tôi thấy ý tưởng của anh
không có ý nghĩa thực chất gì cho công ty cả, nếu là vì thảo luận
việc này, cuộc họp hôm nay coi như phí công.” Thế là xảy ra sự việc
như trên.
Có rất nhiều những việc như vậy đang xảy ra trong các doanh
nghiệp, hoặc đã từng xảy ra. Tiêu Cường, Tinh Tinh, Chu Hiển chính
là những người “vô lễ” như Khổng Tử đã nói. Bọn họ có thể cung kính,
có thể cẩn trọng, có thể dũng mãnh, hoặc có thể thẳng thắn, nhưng
do “vô lễ” nên họ đã biến thành những người mệt mỏi, nhát gan, sợ
sệt, gây rối, gây tổn thương cho người khác.
Do đó có thể thấy, là một nhân viên mà không hiểu “lễ” thì không
những bản thân mình không đứng vững được mà còn gây ra hậu quả
không tốt cho đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí là cho cả công ty.
Bài học:
Nếu một người không hiểu “lễ” thì ưu điểm vốn có cũng
sẽ biến thành khuyết điểm.