LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 63

- Vi Chính - Chương 2.17

Ý của câu nói này rất đơn giản, biết thì nói là biết, không biết

thì nói là không biết, đây mới được coi là thông minh, trí tuệ. Và
cũng chính là thực sự cầu thị.

Thực sự cầu thị là căn bản của trung thực, một người đến thực sự

cầu thị cũng không làm được thì không có trung thực. Nhưng, hiện
thực lại cho chúng ta thấy: Muốn thực sự cầu thị quả thực không
dễ, một khi bạn quan sát kỹ thì sẽ phát hiện thấy, xung quanh bạn
đầy rẫy hiện tượng giả dối, nói khoác…

Nơi công sở cũng vậy. Chắc rằng mọi người trong chúng ta

không ai xa lạ với các tình huống sau:

Rất nhiều người rõ ràng không có năng lực mà chức vụ tuyển

dụng cần, nhưng để có cơ hội tìm kiếm việc làm nên đã làm giả lý
lịch, thậm chí là xem thành quả lao động của người khác là của mình;

Một vài người rõ ràng không có năng lực xử lý sự vụ cần có,

nhưng lại lớn tiếng khẳng định, vỗ ngực tự đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ, nhưng cuối cùng kết quả lại không ra gì;

Rõ ràng không biết vấn đề thảo luận là chuyện gì, nhưng trong

văn phòng hoặc trên bàn họp lại lớn tiếng bàn luận, ra vẻ giống như
chuyên gia.

Một trưởng bộ phận nhân sự của doanh nghiệp chế tạo đồ chơi

trẻ em đã nói với chúng ta rằng:

“Hiện tại muốn làm tốt công tác tuyển dụng thật khó! Bạn căn

bản không thể nào phán đoán được câu nào của ứng viên là thực, câu
nào là giả. Khi bạn tự cho rằng đã tuyển được một nhân tài kiệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.