LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 67

hành, hành tất quả” không phải là quân tử gì cả, mà chỉ là điều của
kẻ tiểu nhân thường làm. Tử Lộ chương 20 của Luận Ngữ đã ghi lại
đoạn đối thoại giữa Tử Cung với Khổng Tử. Trong đoạn đối thoại,
Khổng Tử đã nói rất rõ ràng.

Tử Cung thỉnh giáo thầy giáo rằng: “Làm thế nào mới có thể

xứng đáng với danh hiệu ‘sỹ’ (tức là nhân viên ngày nay)?” Khổng Tử
trả lời: “Phải biết xấu hổ với hành vi của mình, khi đi làm sứ giả ở
nước khác thì không phụ lòng mong mỏi của đấng quân vương, là có
thể được gọi là ‘kẻ sỹ’ rồi.”

Tử Cung lại hỏi: “Xin hỏi thầy, thấp hơn một chút thì là người

thế nào?” Khổng Tử đáp: “Người trong gia tộc đều bảo người đó
hiếu thuận, người trong làng xóm đều ca ngợi người đó biết tôn
trọng người lớn tuổi.”

Tử Cung lại hỏi: “Xin hỏi thầy, thế thấp hơn một bậc nữa thì là

người thế nào?” Khổng Tử trả lời: “Nói lời nhất định phải làm, làm
nhất định phải quả quyết, là người bình thường lời nói kiên quyết
có sức mạnh, nhưng đây cũng có thể được coi là một bậc thấp hơn
của ‘kẻ sỹ’.”

Cuối cùng, Tử Cung hỏi: “Vậy những người học ra làm quan hiện

nay thì thế nào?” Khổng Tử đáp: “Ôi thôi! Những người này rất hẹp
hòi, chỉ là người có tầm nhìn nông cạn, có gì đáng nói đâu?”

Đương nhiên, cần phải nhấn mạnh một chút, “tiểu nhân” ở đây

không có nghĩa xấu, là chỉ những người bình thường, rất khác so
với “tiểu nhân” trong “Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất
chu” (quân tử đoàn kết rộng rãi mọi người chứ không kéo bè cánh.
Tiểu nhân kéo bè kết cánh mà không đoàn kết).

Chu Tây An khiến cấp trên vô cùng thất vọng. “Tôi thực sự

muốn đuổi việc anh ta”, mỗi lần nhắc đến Chu Tây An, cấp trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.