LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 68

của anh ta luôn bức xúc thế. Tại sao Chu Tây An lại khiến cấp trên
ghét như vậy? “Mỗi lần bố trí cho anh ta làm việc gì, anh ta đều
hứa chắc như đinh đóng cột, khiến người khác thấy rằng anh ta
nhất định sẽ làm tốt việc này, nhưng cuối cùng, anh ta lại nói với
bạn rằng ‘tôi quên mất’ hoặc ‘dạo này không có đủ thời gian để xử lý
việc này’, tôi không biết thời gian của anh ta dùng vào việc gì, thậm
chí tôi còn nghi ngờ không biết đầu óc anh ta có vấn đề gì không
nữa!”

Những người nói mà không làm giống như Chu Tây An rất

nhiều. Tương tự, người làm nhưng không có kết quả cũng rất
nhiều. Cho dù cấp trên có nói rát lưỡi với cấp dưới rằng: “Hãy
cho tôi thấy kết quả, nói lý do thì có tác dụng gì?” nhưng cuối cùng
lý do vẫn luôn luôn nhiều hơn kết quả.

Nhưng, chỉ cần chúng ta phân tích kỹ một chút là phát hiện được

rằng: Nói mà không làm, làm mà không có kết quả, người chịu tổn
thất không chỉ là doanh nghiệp, mà còn bao gồm cả bản thân
chúng ta, tổn thất của bản thân có khi còn nhiều hơn tổn thất gây
ra cho người khác. Nói mà không làm, sẽ làm cho người khác mất tín
nhiệm đối với chúng ta; Làm mà không có kết quả, người khác sẽ
hoài nghi năng lực của chúng ta.

Vậy, làm thế nào mới có thể tránh được tình trạng nói mà không

làm, làm mà không có kết quả? Khổng Tử cũng có đáp án rằng: Nói
phải suy nghĩ, làm phải chu đáo.

Việc không làm được tuyệt đối không thể nói ra lời quá dễ dàng,

càng không được hứa tùy tiện, đây chính là “ngôn chi bất xuất, sỉ
cung chi bất đãi dã” (Người xưa thận trọng lời nói ra, bởi sợ xấu hổ
không thực hiện được điều mình nói). Trước khi bắt đầu làm việc
gì phải suy nghĩ cho thật cẩn trọng, lường được những tình huống
không tốt có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.