LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 77

Một người không có lòng trung thành, sẽ thiếu tận tâm với công

việc thành ra không coi việc gì là quan trọng, thậm chí là xem thường
pháp luật, lợi dụng chức quyền để mưu lợi tư như Từ Kiến Hoa. Vậy,
thế nào mới được gọi là trung thành? Khổng Tử đã giải thích như
sau:

Thứ nhất, trung thành với chức trách. Trung thành trước hết là

phải trung với chức vụ mình nắm giữ, phải làm được “Cư chi vô
quyện, hành chi dĩ trung” (Giữ chức vụ thì không mệt, không chán,
chính lệnh thì trung thành.)

Thứ hai, trước tiên phải chăm chỉ làm việc, sau đó mới tính đến

được công nhận và đãi ngộ, đó chính là “kính kỳ sự nhi hậu kỳ thực”
(Phải tận tâm rồi mới nghĩ đến bổng lộc).

Thứ ba, “Bất tại kì vị, bất mưu kì chính” (Không ở vị trí ấy thì

đừng bàn về việc ấy). Không phải là chuyện trong phận sự của
mình, thì tự nhiên không cần phải xử lý, nhưng, công việc trong
phạm vi phận sự của mình thì phải xử lý thỏa đáng.

Thứ tư, không được lừa gạt người khác, nhưng có thể trực tiếp

trách mắng họ. Trung thành không có nghĩa là tuân thủ mệnh lệnh
mù quáng. Khi quan điểm của cấp trên chính xác thì phải thực hiện
nghiêm túc chỉ lệnh của cấp trên; Nếu quyết sách của họ sai, thì có
thể nói thẳng ra khuyết điểm, cho dù có xảy ra mâu thuẫn với họ.

Bài học:

Nhân viên phải trung thành với công việc của bản thân,

trung thành với cấp trên của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.