LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 93

dĩ”

Quân tử có chí học đạo ăn không cầu no, chỗ ở không cần trang

hoàng, làm việc minh mẫn mà lời nói thận trọng, gặp từ người
thường đến người có đạo đức mà học hỏi, sửa mình, thế mới gọi là
người hiếu học.

- Học Nhi - Chương 1.14

Thế nào gọi là hiếu học? Khổng Tử nói: “quân tử, ăn không cầu

no, chỗ ở không cần an toàn quá mức, làm việc minh mẫn mà lời nói
thận trọng, ở gần người có đức hạnh không ngừng tu dưỡng, sửa đổi
bản thân, như vậy có thể gọi là người hiếu học.”

Chúng ta hãy phân tích một chút: Trước tiên, học tập và ăn uống,

nơi ở có quan hệ không lớn. Tiếp đến, học tập cần phải nhấn
mạnh hành động và lời nói, cũng chính là ngôn hạnh. Tiếp đến, học
tập có liên quan đến đức hạnh. Cũng chính là nói nội dung của học
tập phải là đức hạnh và ngôn hạnh.

Thật kỳ lạ, ở đây Khổng Tử không nhắc đến tri thức sách vở.

Trên thực tế, Khổng Tử không tán thành việc chỉ chăm chăm vào
sách vở, có thể nắm vững rất nhiều chi tiết nhưng không biết áp
dụng thế nào? Vì thế, có một lần, ông nói:

“Người trẻ tuổi, trong gia đình hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài

kính trọng huynh trưởng, thận trọng và trung thành, quan tâm, yêu
mến người khác, thân thiện, gần gũi với người có nhân đức. Sau khi
làm những điều này, nếu còn có sức mạnh dư thừa, thì hãy học tri
thức văn hiến.”

Từ những câu nói này có thể thấy, Khổng Tử xếp việc học tri

thức sách vở, sau việc học cách làm người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.