Thứ ba, Khổng Tử chú trọng “học dĩ chí dụng” (học thì phải ứng
dụng), học rồi mà không dùng cũng bằng với không học.
Thứ tư, học tập cần phải kết hợp với suy nghĩ, chỉ học mà không
nghĩ, hoặc chỉ nghĩ mà không học đều không đạt được gì cả.
Thứ năm, học tập cần phải có tâm thái trống rỗng, chỉ khi nào
làm được “hữu nhược vô, thực nhược hư” (có tài năng mà nhìn qua
như không có, có học thức mà thể hiện như không) mới có thể học
được tri thức thực sự.
Bài học:
Sức học tập quyết định sức cạnh tranh, sức học tập quyết
định sức sống.
Nội dung học tập
Học tập cần phải giải quyết ba vấn đề: Học cái gì - đây là căn
bản, không biết mình nên học cái gì thì sẽ học mơ hồ, lãng phí rất
nhiều thời gian, cuối cùng phát hiện ra rằng là học vô ích; Học ai -
ngoài những đầu sách cần thiết, chúng ta còn phải tìm ra tấm
gương học tập, tấm gương này có thể là chính diện, cũng có thể là
phản diện; Học như thế nào - học tập cần phải có phương pháp.
Trong mục này, trước tiên chúng ta hãy thảo luận một chút xem là
học cái gì.
“Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự, nhi
thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã