tri thức cần thiết cho mình, hai năm đó tôi hiểu rõ một đạo lý
rằng: Chỉ có học tập mới là sức cạnh tranh thực sự của chúng tôi!”
Cảnh Hiền tổng kết nói.
Cho dù học tập quan trọng như vậy, nhưng rốt cuộc cần phải học
cái gì, học như thế nào, rất nhiều người vẫn còn rất mơ hồ, chưa
thực sự hiểu hết. Trên thực tế, những vấn đề này đã được Khổng
Tử trả lời từ cách đây hơn 2500 năm.
Khổng Tử có lẽ là người quan tâm đến việc học nhất trên thế
giới này, trong Luận Ngữ, ông đã nhắc đến từ “học” hơn 64 lần,
chỉ sau “nhân” (109 lần), “lễ” (75 lần), vào nhiều hơn hẳn so với
“hiếu” (19 lần), “nghĩa” (24 lần). Đặc biệt, ngay chương mở đầu
của Luận Ngữ là “học nhi thời tập chi” (học thì phải luyện tập), do đó
có thể thấy tầm quan trọng của “học” trong con mắt của Khổng Tử.
Khổng Tử cho rằng “học” đã tạo ra ông, ông đã nhấn mạnh
nhiều lần bản thân là người “học nhi tri chi” (học rồi mới biết).
Đồng thời, Khổng Tử còn cho rằng có rất nhiều người trung
thành, uy tín, chân thực hơn ông, nhưng những người hiếu học hơn
ông lại rất ít, mà hiếu học chính là ưu thế để ông so sánh mình với
người khác.
Khổng Tử đã nghiên cứu rất nhiều và có kinh nghiệm phong
phú đối với học tập, vậy, chúng ta hãy xem Khổng Tử học như thế
nào.
Thứ nhất, Khổng Tử nhấn mạnh học tập không chỉ là học tri
thức văn hiến, mà nhấn mạnh thực tiễn, không ngừng nâng cao
thành tựu đạt được trong hành động, lời nói, cử chỉ và tự rèn luyện,
chỉnh sửa, uốn nắn bản thân.
Thứ hai, mọi người đều có sở trường và ưu điểm, vì vậy cần phải
học tập những người xung quanh.