LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 108

Đọc LVBT... để dứt đi cho xong với sự biếu tặng

Đọc xong LVBT, người ta nhận thấy rằng các cung ứng toàn bộ là

một lục địa hay, có lẽ đúng hơn, một quần đảo rất phức tạp. Không
phải chỉ có một hình thức biếu tặng mà có nhiều hình thức; sự nhập
nhằng của sự biếu tặng có thể được hiểu theo hai cách. Trước hết, ở
mức độ quan sát dân tộc chí, sự nhập nhằng của các sự cung ứng là do
thiếu khung cảnh vật chất và nhận thức có thể xác định cách diễn giải
chúng. Tiếp theo, về mặt lý thuyết, chính phạm trù biếu tặng cũng
nhập nhằng vì nó dao động giữa sự tranh đua chính trị trong potlatch
và sự đồng minh chính trị trong kula. Ngoài ra, không nên quên nợ cá
nhân có tính trói buộc và sự tương hỗ hóa (mutualisation) có tính giải
phóng.

Thế nhưng, nhất là ở Pháp, các nghiên cứu nhân học về biếu tặng

đã tạo ra các cách đọc thống nhất làm giảm đi tầm quan trọng của các
khác biệt nội tại để nhấn mạnh đến sự đối lập “Nhị nguyên” (binare)
giữa biếu tặng và thị trường. Không phải là vô ích khi ta trở lại với
chính văn bản của Mauss và với các cách đọc tương phản mà nó đã
làm phát sinh ngay từ năm 1950, để thấy được sự chính xác của các ý
niệm mà nhân học đã tạo ra; nếu không có các khái niệm này thì sự
quan sát nhân học có lẽ sẽ rất lúng túng.

Thư mục các sách trích dẫn trong lời nói đầu

này

Appadurai A. (chủ biên) [1986], The Social Life of Things:

Commodities in Cultural Perspective [Đời sống xã hội của đồ vật:
Hàng hóa theo quan điểm văn hóa], Cambridge và New York,
Cambridge University Press.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.