phải chết vì chạm trán với nhau như thế. Mặt khác người ta đi đến chỗ
phá hủy một cách thuần túy phung phí
của cải tích lũy được để làm lu
mờ người thủ lĩnh tranh đua với mình nhưng đồng thời cũng là người
liên kết (thường là ông nội, bố vợ hay người con rể). Có sự cung ứng
toàn bộ theo nghĩa là tất cả thị tộc giao ước cho mọi người về tất cả
những gì mà họ sở hữu và về tất cả những gì mà họ làm ra, qua sự
trung gian người thủ lĩnh của thị tộc
. Nhưng về phần người thủ lĩnh,
cung ứng đó có một dáng dấp tranh đua đậm nét. Nó chủ yếu có tính
chất cho vay nặng lãi (usuraire) và phung phí; và trước hết người ta
tham dự một cuộc tranh đấu giữa những người quý tộc để tạo ra giữa
họ với nhau một sự sắp xếp ngôi thứ mà sau đó thị tộc của họ được
hưởng.
Chúng tôi đề nghị nên dành tên potlatch cho loại định chế mà
người ta có thể gọi - với ít nguy hiểm và với sự chính xác lớn hơn,
nhưng cũng dài hơn - là “cung ứng toàn bộ thuộc loại hình tranh chấp
(agonistique)”.
Cho đến đây chúng ta chỉ tìm thấy một ít ví dụ về định chế nói
trên trong các bộ lạc ở vùng Tây-Bắc Mỹ và ở một phần của vùng Bắc
Mỹ
, ở Melanesia và ở Papuasia
. Ở khắp nơi khác, ở châu Phi,
Polynesia, và Mã Lai, Nam Mỹ, trong các vùng còn lại ở Bắc Mỹ, nền
tảng của các trao đổi giữa các thị tộc và các gia đình dường như còn
thuộc kiểu sơ đẳng hơn của sự cung ứng toàn bộ. Tuy nhiên, hiện nay
những nghiên cứu sâu hơn làm xuất hiện khá nhiều hình thức trung
gian giữa các trao đổi có tính tranh đua thái quá, hoặc với sự phá hủy
của cải như ở Tây-Bắc Mỹ và ở Melanesia, và các trao đổi ở những
nơi khác, hoặc với sự thi đua vừa phải hơn trong đó những người giao
ước tranh nhau tặng quà: Cũng giống như thế chúng ta tranh nhau
trong việc tặng tiền cuối năm
(étrennes), tổ chức tiệc tùng, đám cưới,
trong các cuộc mời nhau không linh đình và chúng ta cảm thấy còn bị
bắt buộc phải revanchieren