con
, cắt bao quy đầu
, bệnh tật
, tuổi dậy thì của con gái
, nghi lễ
tang ma
, thương mại
Tiếp theo, hai yếu tố chủ yếu của potlatch đúng nghĩa được
chứng thực rõ nét: yếu tố danh dự, uy tín, “mana” do sự giàu có đem
lại
, và yếu tố bắt buộc tuyệt đối phải đáp tặng các món quà nếu không
sẽ mất cái “mana” này, tức là mất uy quyền, bùa chú và các của cải do
chính uy quyền
tạo ra.
Mặt khác, Turner nói với chúng ta điều này: “Sau các lễ hội liên
quan đến sinh đẻ, sau khi đã nhận và đã đáp tặng các oloa và các
tonga - nói khác đi của cải của đàn ông và của cải của phụ nữ - người
chồng và người vợ không giàu hơn trước đó. Nhưng họ hài lòng vì đã
thấy được cái mà họ xem như là một vinh dự lớn: Những đống của cải
được tập hợp lại vào dịp họ sinh được con trai
.” Mặt khác, các sự
biếu tặng đó có thể là bắt buộc, thường xuyên, nhưng không có sự
cung ứng đáp lại (contre-prestation) nào khác hơn là tình trạng pháp lý
(état de droit) gây ra chúng. Như vậy, chính đứa trẻ - mà người chị hay
cô em gái, và do đó người anh rể hay em rể, tức là người dượng [theo
phương ngữ thân tộc ở Trung và Nam Bộ Việt Nam - ND] của đứa bé,
nhận nuôi từ người anh trai hay em trai tức anh vợ hay em vợ - cũng là
một tonga, tức là của cải về phía mẹ
. Thế mà, nó là “con kênh để các
của cải có tính bản địa
, các tonga, tiếp tục đổ từ gia đình của đứa trẻ
sang gia đình người dượng. Mặt khác, đứa trẻ là phương tiện để cha
mẹ nó có được của cải đến từ bên ngoài (oloa) tức là của cha mẹ đã
nuôi nó, trong suốt thời gian mà đứa bé sống”. “... Sự hy sinh [các
quan hệ tự nhiên] này khiến cho sự trao đổi giữa của cải bản địa và
của cải đến từ bên ngoài trở nên dễ dàng.” Tóm lại, đứa trẻ, của cải
thuộc phía mẹ, là phương tiện thông qua đó tài sản của gia đình phía
mẹ được trao đổi với tài sản của gia đình phía cha. Chỉ cần nhận thấy
rằng, do sống nơi gia đình của người dượng, đứa trẻ dĩ nhiên có quyền