được sống ở đó và vì thế có toàn bộ quyền đối với các tài sản của ông
ta, cũng thấy được rằng hệ thống “fosterage”
quyền được thừa nhận cho đứa cháu về phía mẹ trên các tài sản của
người cậu ở Melanesia
. Chỉ thiếu chủ đề tranh đua, đánh nhau, phá
hủy để hiện tượng potlatch có thể xuất hiện ở vùng này.
Nhưng chúng ta hãy chú ý đến hai từ: oloa và tonga; hay đúng
hơn chúng ta hãy giữ lại từ thứ hai. Chúng chỉ các đồ thường dùng,
đặc biệt các chiếc chiếu đám cưới
mà các con gái sinh ra từ cuộc hôn
nhân này thừa kế, các đồ trang trí, các thứ bùa do người vợ đem vào
gia đình mới được lập, với điều kiện phải đáp tặng lại
, tóm lại đó
chính là các loại đồ vật gắn liền với nhà ở (immeuble par
destmation)
. Các oloa
chỉ các đồ vật, phần lớn là công cụ, đặc biệt là
của người chồng; chủ yếu đó là các động sản. Do đó, hiện nay từ này
được dùng để chỉ các đồ vật do người da trắng đem đến
. Tất nhiên đó
là một sự nới rộng nghĩa gần đây thôi. Và chúng ta có thể bỏ qua cách
dịch sau đây của Turner: “oloa-foreign” [Oloa-đến từ bên ngoài] và
“tonga-native” [tonga-bản địa]. Cách dịch này không đúng và thiếu
sót, nhưng không phải là không hữu ích, vì nó chứng tỏ rằng vài của
cải được gọi là tonga gắn liền với đất đai
, thị tộc, gia đình và với
người nhiều hơn so với các thứ khác được gọi là oloa.
Nhưng nếu chúng ta nới rộng phạm vi nghiên cứu, thì khái niệm
tonga liền có một tầm rộng lớn khác hẳn. Trong các thứ tiếng Maori,
Tahiti, Tonga và Mangarevan, nó có nghĩa mở rộng bao gồm tất cả
những gì chỉ tài sản đúng với nghĩa chính xác thường dùng, tất cả
những gì làm cho người ta giàu có, hùng cường, có ảnh hưởng, tất cả
những gì có thể được trao đổi, đối tượng của sự đền bù. Đó là các của
báu, bùa, huy hiệu, chiếu và thần tượng thiêng liêng, đôi khi ngay cả
các truyền thống, các tín ngưỡng và nghi thức ma thuật. Ở đây chúng