LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 259

(i)

Về Potlatch, ông Boas đã không viết gì hay hơn trang sau đây dẫn từ 12th and Final

Report on the North-Western Tribes of Canada [Báo cáo thứ 12 về các bộ lạc ở miền Tây-Bắc

Canada], British Association for the Advancement of Science. [Hiệp hội Anh vì sự tiến bộ của

Khoa học], 1898, tr. 54-55: “Hệ thống kinh tế của người Mỹ-Ấn ở thuộc địa Anh là chủ yếu

đặt trên cơ sở tín dụng cũng giống như hệ thống kinh tế của các dân tộc văn minh. Trong tất

cả các cuộc kinh doanh của họ, người Mỹ-Ấn tin cậy ở sự giúp đỡ của bạn bè. Họ hứa trả

công cho bạn bè đã giúp đỡ họ vào một ngày nào đó. Nếu sự giúp đỡ đó gồm các vật có giá trị

mà họ tính bằng số chăn mền như chúng ta tính bằng tiền, họ hứa trả lại giá trị của sự cho vay

cộng với lãi. Vì họ không có hệ thống chữ viết, nên để được an toàn, họ thực hiện việc giao

dịch trước mặt nhiều người. Một bên thì mắc nợ, còn bên kia thì trả nợ, đó chính là potlatch.

Hệ thống kinh tế này phát triển đến mức số vốn mà tất cả các cá nhân liên kết trong bộ lạc có

được, vượt xa số lượng giá trị có sẵn để dùng; nói khác đi, các tình huống hoàn toàn giống với

các tình huống trong xã hội của chúng ta [tức của phương Tây]: Nếu chúng ta muốn tất cả các

món nợ của chúng ta được hoàn lại, thì chúng ta sẽ thấy rằng không có đủ tiền để trả. Nếu tất

cả các chủ nợ đều bắt phải hoàn lại mọi món tiền mà họ đã cho vay, thì chắc chắn sẽ gây ra

một sự kinh hoàng thảm hại mà cộng đồng sẽ mất nhiều thời gian để khắc phục.

Nên hiểu rõ rằng khi một người bản xứ ở châu Mỹ mời tất cả bạn bè và người láng

giềng của mình tham dự một potlatch trong đó ông ta, nhìn bề ngoài, xài phí tất cả những

thành quà tích lũy được sau nhiều năm dài lao động, ông ta nhằm hai mục đích mà ta không

thể không thừa nhận là khôn ngoan và đáng ca ngợi. Mục đích đầu tiên của ông ta là trả các

món nợ. Việc đó được thực hiện trước đám đông với rất nhiều nghi lễ và theo kiểu cách của

một chứng thư được công chứng viên chấp nhận (acte notarié). Mục đích thứ hai của ông ta là

đầu tư các thành quả lao động của mình bằng cách nào đó để có thể thu được lợi nhuận lớn

nhất cho chính mình cũng như cho con cái. Những người nhận quà tặng trong dịp lễ hội đó

nhận chúng như là các món đồ cho vay mà họ dùng trong các cuộc kinh doanh hiện nay,

nhưng trong vài năm nữa, họ phải trả lại với lãi cho người đã tặng quà hay cho người thừa kế

của ông ta. Như vậy, potlatch rốt cuộc được người bản xứ ở châu Mỹ xem như là một phương

tiện để bảo đảm sự sung túc của con cái của họ, nếu chúng trở thành mồ côi khi còn bé...

Nếu ta sửa chữa các từ “nợ, chi trả, hoàn lại [tiền], cho vay” và thay chúng bằng những

từ như “quà tặng, quà đáp tặng lại”, mà chính ông Boas rốt cuộc cũng dùng, thỉ ta có được

một ý niệm đúng đắn về sự vận hành của khái niệm tín dụng trong potlatch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.