Về các potlatch phá hủy, xem Davy, Foi jurée, tr. 224. Nên thêm các nhận xét sau
đây. Cho, tức là đã phá hủy, xem Secret Societies and Social Organization of the Kwakiutl
Indians, tr. 334. Một số nghi lễ tặng biếu gồm những phá hủy: Ví dụ nghi lễ hoàn lại của hồi
môn hay, như Boas gọi nó, “trả lại nợ cưới”, gồm một thể thức gọi là “đánh đắm xuồng”: Svd,
tr. 518, 520. Nhưng lễ này là tượng trưng. Tuy nhiên, các cuộc viếng thăm trong potlatch nơi
người Haida và người Tsimshian gồm việc phá hủy thực sự các xuồng của ngươi đến dự. Nơi
người Tsimshian, người ta phá xuồng lúc đến, sau khi đã cẩn thận giúp dỡ xuống tất cả những
gì mà xuồng chở đến và người ta trả lại bằng những xuồng đẹp nhất khi khách ra về: Boas,
Tsimshian Mythology, tr. 338.
Nhưng sự phá hủy đúng nghĩa dường như là một hình thức chi tiêu cao cấp. Nơi người
Tsimshian và người Tlingit, người ta gọi nó là “giết của cải”: Boas, Tsimshian Mythology, tr.
334; Swanton, Tinglit, tr. 442. Thực ra, người ta cũng dùng tên này để chỉ việc phân phát chăn
mền.
Trong việc thực hành phá hủy này trong potlatch còn có sự can thiệp của hai động cơ:
Chủ đề thứ nhất là chiến tranh: Potlatch là một cuộc chiến tranh. Nơi người Tinglit, nó được
gọi là “nhảy múa chiến tranh”, Swanton, Tinglit, tr. 458, so sánh với tr. 436. Cũng giống như
trong một cuộc chiến tranh, người ta có thể chiếm lấy các mặt nạ, các tên gọi và các đặc ân
của các chủ sở hữu bị giết, người ta giết của cải trong một cuộc chiến tranh của cải: Hoặc là
của cải của chính mình, để những kẻ khác không chiếm được, hoặc là của cải của những kẻ
khác bằng cách cho họ các tài sản mà họ sẽ bị bắt buộc phải đáp trả hoặc sẽ không đáp trả
được. Chủ đề thứ hai là hiến sinh, xem trên đây. Nếu người ta giết của cải, chính là vì nó có
một sự sống, xem dưới đây. Một người chuyên đọc các tuyên cáo (héraut) nói: “Cầu xin cho
của cải còn được sống nhờ các nỗ lực của thủ lĩnh của chúng ta, cầu xin cho đồ đồng của
chúng ta không bị vỡ gãy.” Boas, Ethnology of the Kwakiutl, tr. 1285. Có lẽ ngay cả các nghĩa
của từ “yāq”: Nằm dài ra chết, phân phát một potlatch được lý giải như thế (xem Boas,
Kwakiutl Texts, III, tr. 59, 1.3, và Bảng tra, Boas, Ethnology of the Kwakiutl, tr. 705, 706).
Nhưng trên nguyên tắc, cũng như trong hiến sinh bình thường, đó chính là chuyển giao
những đồ vật bị phá hủy để dâng cho thần linh, trong tình huống này là để dâng cho tổ tiên
của thị tộc. Chủ đề này vốn phát triển hơn nơi người Tlingit (Swanton, Tlingit, 443, 462): Nơi
tộc người này tổ tiên không những tham dự potlatch và hưởng các sự phá hủy, mà còn hưởng
các món quà được biếu cho những người còn sống có cùng tên với họ. Sự phá hủy bằng lửa