hay đồng đó. Dù vậy nhưng khó khăn chưa bao giờ buông tha, sự
cố gắng của tôi vẫn không bù đắp nổi chi phí thuốc men khi vật
giá ngày một tăng. Tôi không ăn sáng để tiết kiệm. Buổi trưa, tôi nói
dối mẹ là được ăn ở chỗ làm để mẹ đừng nhường cơm cho tôi nữa.
Uống nước lọc cầm hơi, tôi đợi đến tối về ăn luôn một bữa.
Cầm cự chẳng được bao lâu với cách sinh hoạt đó, tôi đói hoa mắt,
cơn đói như những con quỷ ám lấy tứ chi, uống nước chỉ có thể làm
nó biến đi trong giây lát. Nhìn thấy bé Phương, con gái của bà chủ
ăn một hộp mì xào vào xế chiều, tôi thèm lắm, ước giá mà có cái
gì bỏ bụng lúc này. Giở tập tiền lẻ trong túi ra nhìn rồi cuộn lại gọn
gàng, tiền này để mua thuốc cho mẹ. Bé Phương đứng dậy, vặn
mình vài vòng rồi ợ hơi thành tiếng, con bé đóng hộp mì còn phân
nửa rồi bỏ vào túi nilong, vứt vô sọt rác cạnh cửa ra vào. Rón rén đi
đến, nhìn quanh không thấy ai, tôi nhặt chiếc túi nilong lên và mở
hộp ra, mùi thức ăn làm bụng tôi reo lên đừng đợt.
Tôi đã ăn hộp mì đó. Hộp mì nhặt trong thùng rác!
Tôi đã ngấu nghiến nó như ngấu nghiến chính những khổ sở
trong lòng, ngấu nghiến sự nhọc nhằn, ngấu nghiến để tôi mãi
mãi phải ghi nhớ rằng mình đã từng có một quãng đời như thế, để
phải cố gắng nhiều hơn nữa để thoát ra được bế tắc này, bằng-
mọi-giá! Đôi mắt tôi ầng ậc nước, cổ họng nghẹn đắng.
Tôi không biết hành động của mình hôm đó có bị ai nhìn thấy
hay không nhưng ngay hôm sau, ông bà chủ gọi tôi lên và nói sẽ hỗ
trợ tôi những bữa cơm không có trong thoả thuận, cô chú ăn gì tôi
được ăn cái đó. Có phải trải qua cơn cùng khổ thì mới thấu hiểu được
sự quý giá của những bữa cơm, sự đáng trân trọng của tình người giữa
chốn phố thị.
Một ngày túng thiếu vì chưa được lĩnh lương, tôi không biết
xoay ở đâu để mua thuốc cho mẹ, cách khu ổ chuột nơi tôi đang