đình họ được xây gần với khu trại X, là nơi để thỉnh thoảng phu
nhân cùng con cái có thể ở lại nghỉ ngơi khi đến thăm ngài Thiếu
tướng. Với sự sắp xếp của tổ chức, tôi vào được bên trong X như
một động thái chứng minh với bà Linh Phong rằng tôi đã thực hiện
đúng lộ trình. X là một trong những trại trung ương trọng điểm của
quốc gia. Với địa hình hiểm trở nằm giữa thung lũng, đây được cho
là một trong những trại giam an toàn nhất nhì tại Việt Nam với
phương châm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Phía ngoài trại giam
là khu rừng rậm rạp rồi đến những dãy núi đá ngổn ngang. Những
phạm nhân có ý định vượt ngục sẽ khó có thể thoát ra khỏi thung
lũng mê cung này, hoặc là sẽ càng đi càng lạc vào khu rừng với đầy
thú dữ, bẫy chông, hoặc là nhanh chóng bị bắt trở lại. Trở ngại lớn
nhất là lãnh đạo bộ không đồng ý với việc “thả” Thìn Sáu Ngón,
cũng như vẽ đường cho hươu chạy, tạo tiền lệ tiêu cực. Việc một tử tù
trốn trại buộc trại giam phải phát báo động đỏ, và rất có thể bạo
động sẽ xảy ra. Tôi đề xuất phương án tạo điều kiện và môi trường
phù hợp để “thả” Thìn Sáu Ngón, như vậy sẽ không lộ địa hình trại
gây hiểm hoạ về sau, vừa không tạo tiền lệ xấu bằng cách để
hắn gặp vấn đề về sức khoẻ buộc phải xuống trạm xá, sau đó
cho xe bít bùng đưa hắn xuống bệnh viện huyện để tiếp tục điều
trị. Nới lỏng an ninh để tạo điều kiện cho hắn tự “trốn” thoát.
Kế hoạch H2 được phát động đã nhiều năm, trước cả khi tôi
đến Sài Gòn. Nhiều đồng đội đã ngã xuống, có người vì nhiệm vụ
nên vướng vào ma tuý, cũng có người mất đi gia đình, vậy nhưng
tất cả đều phải cố hết sức để vượt qua cám dỗ của những chiếc
phong bì, cám dỗ của việc kiếm tiền bẩn một cách dễ dàng. Tôi là
kẻ lạc quan, tôi có sự táo bạo của tuổi trẻ. Nhưng lãnh đạo thì nghĩ
khác. Họ quan ngại những rủi ro có thể xảy đến bất chợt, lấy đi
sinh mạng của nhiều người, bởi vì hợp tác với cơ quan công an
không chỉ có mình tôi. Họ không thể đặt an nguy của cả tổ chức vào
tay tôi, một cô gái còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm đánh án. Sau