LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Trang 123

Nhưng lúc Đại sư trải tấm tọa cụ ra, không những khắp cả Chùa Nam Hoa
mà cả hơn mười mẫu đất đều được che phủ. Lúc đó Tứ đại thiên vương hiện
thân, ngồi trấn ở bốn phương, cho nên mới có cảnh giới kỳ diệu như vậy
xuất hiện.

*

Nay tại cảnh chùa có núi Thiên Vương vì nhơn chuyện này mà đặt ra
tên núi ấy. Trần Á Tiên thưa: "Con biết pháp lực của Hòa Thượng thật
là quảng đại, nhưng vì phần mộ của cao tổ con đều nằm trong khoảnh
đất nầy, ngày sau nếu có cất tháp, xin giữ lại các phần mộ, còn giai dư
con hỷ cúng hết, để làm ngôi Bảo-phường vĩnh viễn. Lại chỗ đất nầy có
long mạch hình voi trắng, vậy chỉ nên bình thiên chẳng nên bình địa."

Về sau khi chùa được kiến thiết, nhất nhất đều làm y theo lời thỉnh cầu
của Trần Á Tiên.

Mỗi lần Đại sư đi dạo trong cảnh chùa, gặp chỗ nào nước non xinh đẹp,
Ngài dừng chơn ngồi nghĩ.

Giảng:

Nay trong cảnh Chùa có Thiên Vương Lĩnh, chính vì câu chuyện này mà
được tên. Trần Á Tiên nói:

–Con biết Hòa Thượng Ngài pháp lực thần thông quảng đại, nhưng phần
mộ cao tổ của con đều ở trong mảnh đất này, tương lai sau này nếu xây
dựng Chùa Tháp xin Ngài chừa lại phần mộ của tổ tiên con, ngoài ra các
phần đất khác con đều cúng dường Tam Bảo, vĩnh viễn làm đất Già lam.

Long mạch của đất này rất thạnh, núi giống như hình voi trắng, là nơi "bảo
sở," tức là một chỗ rất tốt để xây dựng đạo tràng. Hình địa thế cao thì vật
kiến trúc nên xây dựng thấp một chút. Địa thế thấp thì có thể xây dựng cao
một chút, khiến cho các mái nhà có thể quân bằng, nhưng không nên san

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.