bằng đất đai, vì nếu đào đất sợ rằng sẽ làm tổn thương đến long mạch của
núi, phá hoại phong thủy, tổn hại linh khí.
Lục Tổ thường thường dạo chơi trong cảnh Chùa, nhìn thấy chỗ nào có
phong cảnh đẹp liền ngừng lại để nghỉ ngơi.
*
Vì thế, mà mười ba Lan-nhã đã được lập lên ở những nơi ấy, một trong
những Lan-nhã đó nay là Hoa Quả viện. Cả thảy đều phụ thuộc đạo
tràng Bảo Lâm.
Nguyên nơi đạo tràng Bảo Lâm, khi trước cũng có Tam Tạng Đại sư
Trí Dược ở Tây Thiên Trúc, từ Nam Hải qua cửa Tào Khê, lấy tay bụm
nước uống, nghe mùi thơm ngọt, thì lấy làm lạ, bèn kêu môn nhơn mà
bảo rằng: "Nước ở đây không khác gì bên Tây Thiên Trúc, trên nguồn
khe chắc có thắng địa, lập Lan-nhã được." Sư lần theo dòng nước lên
tới nguồn khe, nhìn quanh bốn phương, non nước xây vòng, đầu non
chân giụm, xinh đẹp lạ thường... Sư khen rằng: "Cảnh núi nầy rõ ràng
giống như cảnh núi Bảo Lâm ở Tây Thiên Trúc."
Giảng:
Tại sao khu đất bao quanh Chùa Nam Hoa gọi là Bảo Lâm? Bảo Lâm có
nghĩa là Vô Thượng Pháp Bảo diễn hóa tại chỗ này, người y pháp tu hành
nhiều như cây trong rừng. Ấn Độ Đại sư Trí Dược lúc uống nước tại Tào
Khê, cảm thấy mùi vị ngon ngọt chẳng khác nào ở Ấn Độ, Ngài biết rằng
trên đầu nguồn chắc chắn có thắng địa, có thể kiến lập Tự viện. Ngược theo
dòng nước lên đến đầu nguồn, đến núi Bảo Lâm lúc hoàng hôn xuống, nhìn
chung quanh, khắp nơi đều là sơn thanh thủy tú, Ngài tán thán rằng:
–Núi này thật giống núi Bảo Lâm ở Thiên Trúc, nên đặt tên nơi nầy là Bảo
Lâm đạo trường.