truyền bá khắp mọi nơi, lưu truyền đời đời về sau, không nên để cho đoạn
tuyệt.
Lúc Ngũ Tổ nói câu "đừng để cho đoạn tuyệt," tôi tin rằng Ngũ Tổ Đại sư
rất bi ai lo lắng. Sợ là Ngài còn khóc nữa là khác. Tại sao tôi biết như vậy?
Vì Nhị Tổ lúc sắp bị giết, Ngài từng nói: "Đến đời Tứ Tổ, Kinh Lăng Già
biến thành danh tướng, không có ai hiểu." Nay Ngũ Tổ Đại sư nói "đừng để
cho đoạn tuyệt," nhất định có sự cảm xúc vô cùng nên nói: "Ông cần phải
cẩn thận! Cần chú ý! Không nên lơ là. Đây là một việc đặc biệt quan trọng,
đừng để cho đoạn tuyệt. Nay tôi vì ông nói một bài kệ:
Hữu tình lai hạ chủng : tình chính là từ bi, vì tôi có tâm từ bi để trồng hạt
giống, chính là tôi truyền thọ Phật pháp cho ông.
Nhân địa quả hoàn sanh: vì tôi truyền pháp cho ông cũng như đem hạt
giống gieo trồng xuống đất, quả sẽ được sanh.
Vô tình diệc vô chủng: nếu không có người truyền pháp cho ông thì cũng
không có hột giống Bồ đề.
Vô tánh diệc vô sanh: không có tánh và cũng không có sanh.
Đó là một cách giải thích, và còn một cách giải thích khác là:
Hữu tình lai hạ chủng: Tình chính là một loại tình cảm hoặc tình ái, vì có
tình ái mới trồng hạt giống, giống như quý vị chung học Phật pháp ở đây,
không phải thân thích thì cũng là bạn bè, thân thích thì có tình cảm của thân
thích, bạn bè có tình cảm của bạn bè. Vì có tình cảm, cho nên mọi người