Vô niệm là gì? Chính là tâm không nhiễm trước vạn pháp, tức là pháp
không. Pháp đã không rồi, sao quý vị vẫn chấp trước những tập khí tật xấu?
Tập khí không trừ bỏ, chỉ nói không nhiễm trước vạn pháp, vậy thì quý vị
nói ra một cái không nhiễm trước xem? Pháp còn không có, huống chi
những tập khí tật xấu? Kinh Kim Cang nói: "Pháp còn phải bỏ huống hồ là
phi pháp." Những tập khí tật xấu không buông bỏ vậy thì từ trong Phật pháp
quý vị học được những gì? Đây là dối mình lừa người. Người học Phật
pháp, chính là cần phải trừ bỏ những tật xấu, nếu chỉ biết nói vài câu, một
chút sở dụng cũng không có, chính là hành vi của kẻ ngu si.
Vô niệm là không nhiễm trước, là chánh niệm, cũng chính là Bát nhã tam
muội.
Bát nhã tam muội này – hay Định, có thể vận dụng để biến chiếu khắp nơi,
giống như hư không, nhưng không chấp trước một chỗ nào. Trong tâm
không có chỗ chấp trước, khiến cho lục thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) đi
ra khỏi cửa lục căn (nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, ý
môn) trong lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), không nhiễm trước
cũng không tạp niệm. Khiến cho lục thức không tùy theo cảnh giới lục trần
xoay chuyển, cho nên nói: "Mắt thấy hình sắc tâm không động, tai nghe
việc đời tâm không vọng." Nếu quý vị không rõ, cần phải siêng năng tu học
Phật pháp. Đến đi tự do, thông dụng vô trệ, lúc này thiên biến vạn hóa, vạn
hóa thiên biến, ứng dụng vô cùng mà không có chỗ trì trệ chướng ngại, đó
là định của Bát nhã, cũng gọi là tự tại giải thoát, cũng là vô niệm hạnh.
*
Bằng đối với mọi vật, lòng không nghĩ đến, khiến cho niệm tưởng dứt
đi, tức là bị pháp ràng buộc. Ấy gọi là biên kiến.
Giảng: