LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Trang 218

kiến mê lầm, thấu suốt hiểu rõ vạn pháp, cho nên nói: Giác giả Phật dã, mê
giả chúng sanh.

*

Chư Thiện tri thức! Cái trí huệ thường chiếu soi, trong ngoài đều sáng
tỏ, thì biết rõ Bổn tâm của mình. Biết rõ Bổn tâm tức là giải thoát, tức
là Bát nhã tam muội. Bát nhã tam muội tức là vô niệm. Sao gọi là vô
niệm? Biết thấy tất cả các pháp mà lòng không nhiễm vương, dính
mắc, ấy là vô niệm. Cái tâm khi ứng dụng liền biến khắp tất cả các nơi
mà chẳng dính vương vào các nơi ấy. Giữ Bổn tâm mình trong sạch,
khiến sáu thức ra ngoài sáu cửa, đối với sáu trần, mà lòng không nhiễm
vương, dính mắc, không lộn xộn, lui tới tự do, thông dụng không ngăn
trở, tức là Bát nhã Tam muội, cũng là Tự tại Giải thoát, cũng là hạnh
vô niệm.

Giảng:

Quý vị dùng trí huệ vốn có của mình quán chiếu, thì thế giới trong tâm
ngoài thân giống như lưu ly, bên trong có thể nhìn thấy bên ngoài, bên
ngoài có thể nhìn thấy bên trong, đó chính là cảnh giới "trong không thân
tâm, ngoài không thế giới." Tuy không có thân tâm, không có thế giới;
nhưng thế giới và thân tâm lại rất rõ ràng đích xác, tuy rõ ràng đích xác mà
không chấp trước, đó gọi là thức tự bổn tâm, biết rõ bổn tâm của mình. Bổn
lai tự tánh thân tâm thì trong ngoài đều thấu triệt, nếu biết rõ được bổn tâm
liền được giải thoát, tức không chấp trước trần lao vọng tưởng. Nếu được
giải thoát, đó chính là định của tự tánh Bát nhã. Định chính là vô niệm. Vô
ý thức là giới, vô niệm chính là định, không còn vọng tưởng vọng niệm, đó
chính là hueä. Vô ý, vô niệm, vô vọng chính là giới, định, huệ. Giới, định,
huệ hiện tiền thì tham, sân, si không còn nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.