Giảng:
Quý vị tu bất động à? Vậy cái gì bất động? Bất động không phải là bảo quý
vị ngồi đó không động, mà ở trong động tu bất động, ở trong những việc
xảy ra thường ngày mà tâm không động. Lúc nhìn thấy mọi người, không
thấy cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai của người, không phân biệt thiện ác của
người, không tìm lỗi lầm của người, đó mới là tự tánh chân chánh bất động.
Người mê tuy thân không động, nhưng vừa mở miệng là tùy tiện nói cái
đúng cái sai, cái hay cái dở, cái tốt cái xấu của người, hành vi này trái
ngược với đạo. Quý vị vẫn còn chấp tâm chấp tịnh, đó chính là pháp
chướng ngại.
*
Sư bảo chúng rằng: "Chư Thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong
pháp môn nầy không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cản. Ngoài đối
với tất cả các điều lành dữ các cảnh giới, mà tâm chẳng khởi vọng
niệm, gọi là tọa. Trong thấy tánh mình chẳng động, gọi là thiền."
Giảng:
Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn này, không có chỗ chướng ngại, đối
với những cảnh giới đẹp xấu bên ngoài, tâm niệm đều không bị nó giao
động, gọi là tọa, không nhất thiết phải ngồi một chỗ ở đó, mới gọi là tọa.
Quý vị có thể bên trong nhìn thấy tự tánh mà không giao động, đó gọi là
thiền.
*
Chư Thiện tri thức! sao gọi là thiền định? ngoài lìa tướng là thiền,
trong không tán loạn là định. Nếu ngoài dính tướng, thì trong tâm tán
loạn. Bằng ngoài lìa tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn