LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Trang 288

tự định, chỉ vì thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các
cảnh giới mà tâm chẳng tán loạn, thế mới là thiệt định.

Giảng:

Cái gì gọi là thiền định? Tức ngoài không chấp trước mọi tướng, trong tâm
không vọng tưởng, không khởi tạp niệm, đó chính là định. Nếu bên ngoài
chấp tướng, thì bên trong không còn định nữa. Nếu ngoài không chấp vào
tướng, tâm sẽ không loạn. Bổn lai giác tánh viên minh của chính mình thì tự
nhiên thanh tịnh, tự mình sẽ sanh định, nhưng bởi vì quý vị thấy cảnh giới
thì chấp vào cảnh giới, nhớ tưởng lại cảnh giới, cho nên tâm loạn. Nếu quý
vị có thể ngoài nhìn thấy tất cả cảnh giới mà trong tâm không loạn, đó
chính là định chân chánh.

*

Chư Thiện tri thức! Ngoài lìa tướng tức là thiền, trong không tán loạn
tức là định. Ngoài thiền trong định, ấy là thiền định. Kinh Bồ Tát Giới
nói: ‘Bổn tánh của mình vốn tự thanh tịnh.’

Chư Thiện tri thức! Trong niệm niệm tự mình thấy Bổn tánh thanh
tịnh, tự mình tu, tự mình hành, tự mình thành Phật đạo."

Giảng:

Ngoài rời tất cả tướng, đó gọi là thiền; trong tâm không loạn, đó chính là
định. Ngoài có thiền, trong có định, đó mới là thiền định chân chánh. Kinh
Duy Ma Cật nói: "Lập tức hoát nhiên quán triệt, hiểu rõ bổn tâm của mình."
Kinh Phạm Võng nói: "Tự tánh bổn lai của chúng ta vốn tự thanh tịnh."

Quý vị Thiện tri thức! Trong mỗi niệm, tự thấy được bổn tánh thanh tịnh.
Cho nên tự mình tu, tự mình hành, tự nhiên liền có thể thành tựu Phật đạo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.