Cửa pháp cố tranh điều trái lẽ,
Tự tâm ắt đọa chốn luân trầm.
Giảng:
Tất cả đều không phải là chân, các ông không nên xem những việc không
chân là chân, nếu ở trong không chân mà cho là chân, thì những gì ông thấy
không phải là chân. Nếu ông tự mình hồi quang phản chiếu trở lại tìm cầu
nơi mình, trong tự tánh, liền biết nó là chân. Nếu ông có thể ly khai tất cả
giả hình giả tướng ở thế gian này, đó là chân tâm của ông. Trong tâm ông
không rời giả, trong tâm không có chân, thì đi đâu tìm được cái chân? Cho
nên chân, không phải rời tự tánh, rời tự tánh thì không tìm được chân.
Cái tánh tri giác hữu tình của ông có thể hiểu rõ cái động này, nếu ông
không có tánh tri giác chính là bất động. Nếu ông muốn tu hành pháp môn
bất động này, thì nên giống như vô tình bất động. Nếu ông lại muốn tìm bất
động chân chánh, thì không nên rời động mà tìm bất động, vì trên động thì
có bất động. Bất động chính là bất động, mà động thì ở hữu tình mới có
động. Nếu là hữu tình mà ông lại có thể bất động, đó là chân chánh bất
động. Nếu ông không có tánh tri giác, thì ngay chủng tánh Phật ông cũng
không có. Trên tánh tri giác hữu tình của ông, không dùng thức tâm phân
biệt, mà dùng Thành Sở Tác Trí để phân biệt các pháp tướng, chứng đắc lý
thể tự tánh, đạt đến cảnh giới Đệ nhất nghĩa, đó mới là chân chánh bất
động. Nếu ông chỉ có kiến giải này, thì đó là diệu dụng Chân như.
Tôi nay nói cho các ông, những người học đạo biết! Các ông cần phải nỗ
lực thành tâm tu hành. Không nên ở trong pháp môn Đại thừa Phật pháp, lại
chấp trước trí huệ sanh tử của ông, trí huệ chấp tướng. Tôi nay vì các ông
mà nói bài kệ này, nghe xong nếu có thể minh tâm kiến tánh, thì tôi có thể
cùng các ông thảo luận nghĩa lý Phật pháp, nếu nghe xong mà các ông
không thể lập tức tương ưng, minh tâm kiến tánh, thì cũng nên chấp tay
khiến cho tất cả chúng sanh hoan hỷ. Tông này của tôi là tu vô sanh pháp