LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 103

Một điểm đặc biệt khác về Nguyễn An Ninh là ông sống thật liêm khiết

và thiếu thốn từ ngày còn nhỏ cho tới lúc lìa đời.

BÙI QUANG CHIÊU

Cộng tác với tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh, Bùi Quang

Chiêu không nổi tiếng được như Phạm Quỳnh nhưng cũng đã đóng một vai
trò quan trọng về những vấn đề văn học, nghệ thuật, triết học. Ở miền Nam,
nhà báo Bùi Quang Chiêu được nhiều người biết tới là nhờ ông có chân
trong Đảng Lập Hiến Đông Dương và là Giám Đốc của tờ La Tribune
Indochinoise.

Sanh quán tại Bến Tre, chào đời năm 1873, Ông Bùi Quang Chiêu du

học tại Algérie, bạn với Van Vollenhoven là người sau này được cử làm
Toàn Quyền tại Đông Dương. Sau khi thi đậu Tú Tài tại Alger, Bùi Quang
Chiêu vào học Trường Canh Nông tại Paris, ra trường năm 1897 với bằng
Kỹ Sư Canh Nông.

Về Saigon, ông làm việc cho Viện Khảo Cứu Saigon, khi trường Canh

Nông Huế thành lập, triều đình Huế mời ông ra dạy. Năm năm sau, chính
phủ Pháp bổ nhiệm ông làm Phó Giám Đốc Nha Canh Nông ở Hà Nội. Năm
1907, ông được nhà nước giao phó chăm sóc thí điểm nuôi tầm và dệt lụa ở
Tân Châu. Năm 1913, ông trở lại Hà Nội để nghiên cứu vấn đề tơ lụa. Tất cả
những công việc này, dù đưa lại cho ông nhiều lợi lộc và danh vọng, nhưng
vẫn không lôi cuốn ông bằng nghề viết báo.

Bùi Quang Chiêu sống một cuộc đời rất đa dạng : làm báo, làm chính

trị, làm kinh thương, và tương đối thành công trong cả mọi ngành hoạt động.
Riêng trong ngành báo chí, ông luôn luôn đi theo chiều hướng dung hoà
giữa những ảnh hưởng tương phản và chủ xướng chính sách « Pháp Việt đề
huề ». Theo ông : « người Pháp đã góp phần thắt chặt tình thân hữu Việt
Pháp tạo nền móng vững chắc để từ đó Đông Dương sẽ vươn lên đẹp đẽ và
vững mạnh. Người Việt Nam đã từng yêu mến nhiều người Pháp có thiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.