LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 101

Công lao của Nguyễn Văn Tố đối với nền văn học Việt Nam cũng xuất

phát từ những ngày ông viết báo. Ông chuyên dịch những tài liệu hay từ
Pháp ngữ sang Việt ngữ, cùng với rất nhiều bài phê bình, khảo cứu, đính
chính các tác phẩm văn học và lịch sử Việt Nam. Ông cũng từng viết nhiều
tác phẩm khảo cứu quan trọng như Đại Nam Dật Sử và Những Ông Nghè
Triều Lê.

Nhận định tổng quát về Nguyễn Văn Tố, giới phê bình văn học cho

rằng ông là một người làm báo vì lý tưởng văn hóa, đồng thời là một học giả
uyên thâm, một nhà khảo cứu thận trọng, một người thiết tha với nền văn
hóa dân tộc. Ông đã thực hiện được một việc rất cần thiết mà nhiều nhà văn
học chờ đợi là đính chính những sai lầm trong các tác phẩm văn chương và
lịch sử Việt Nam. Lối văn của ông nhẹ nhàng, lưu loát, ít dùng chữ Hán nên
rất bình dị.

Nguyễn Văn Tố mất năm 1947 khi đang hoạt động tại chiến khu chống

Pháp.

NGUYỄN AN NINH

Ra đời năm 1900, Nguyễn An Ninh dành suốt cả cuộc đời mình cho

cách mạng và mất năm 1943 tại Côn Đảo.

Nếu như những người khác sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống do thực

dân sắp đặt, chắc chắn Nguyễn An Ninh có thể vinh thân phì gia trong cuộc
đời nhung lụa… Nhưng ông đã từ bỏ tất cả mọi đặc ân do người Pháp ban
phát để chấp nhận một cuộc sống đầy gian nan thiếu thốn.

Nguyễn An Ninh nguyên quê quán tại ấp Mỹ Hoà, Hóc Môn, Gia Định.

Ngày đi học, ông được cấp hai học bổng để theo học Trường Đại Học Hà
Nội rồi qua Pháp đậu bằng Cử Nhân Luật. Trong thời gian ở Pháp, ông đã
du lịch sang Ý, Áo, Đức, Hoà Lan và Bỉ.

Ngày đi vào làng báo, Nguyễn An Ninh còn rất trẻ, lạc quan và nổi

danh về trí thông minh. Ông từng diễn thuyết ở nhiều nơi về những cao
trọng của thanh niên và được nhiều người hâm mộ về tài hùng biện. Ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.