LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 100

mộng phát triển tiếng quốc ngữ, do đó ông đã sáng tác cuốn « Việt Văn Tinh
Nghĩa » nói về nguồn gốc tiếng Việt và bàn việc đặt văn phạm tiếng Việt
theo tiếng Pháp cho được chính xác và khoa học.

Nguyễn Trọng Thuật cũng được ca ngợi là một nhà báo tài ba khi ông

viết cho tờ Nam Phong Tạp Chí. Một thời gian, tên tuổi ông vang dội trong
làng báo nhờ cuộc bút chiến với Phan Khôi trên tờ Phụ Nữ liên quan đến
việc thẩm định nền quốc học vào năm 1931, theo đó Ông Phan Khôi cho
rằng nước ta chưa có được một nền quốc học.

Nguyễn Trọng Thuật, để đối chọi lại Phan Khôi, đã viết rằng dân tộc

nào cũng có những sáng tạo riêng nên dù có chịu ảnh hưởng ngoại lai chăng
nữa thì Việt Nam vẫn có một nền quốc học. Quan điểm của ông cho thấy
ông là một chiến sĩ văn hóa nặng lòng với việc phát huy nền văn hóa cổ.

Vai trò của Nguyễn Trọng Thuật trong làng báo Việt Nam còn quan

trọng ở chỗ ông là người đầu tiên viết một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu (Quả
Dưa Đỏ) khiến ông trở thành người tiên phong trong trào lưu sáng tác.
Trong khi đó, những bài khảo luận của ông, tuy không xuất sắc bằng Phan
Kế Bính nhưng cũng có công làm cho nền văn học Việt Nam thêm phần
phong phú.

Nguyễn Trọng Thuật mất năm 1940 sau gần hai chục năm hoạt động

trong làng báo kể từ Nam Phong Tạp Chí.

NGUYỄN VĂN TỐ

Sinh năm 1889, Nguyễn Văn Tố lấy biệt hiệu là Ứng Hoà, xuất thân từ

trường Thông Ngôn và Trường Luật Hà Nội. Ông phục vụ cho Viện Bác Cổ
Viễn Đông một thời gian rồi gia nhập phong trào kháng chiến chống Pháp.

Gia nhập hàng ngũ những người làm báo, Nguyễn Văn Tố khởi hành

bằng tờ Đông Dương Tạp Chí, rồi tới Tri Tân Tạp Chí và Đồng Thanh tạp
chí. Ngoài ra, ông còn viết bài cho tập kỷ yếu của Trường Viễn Đông Bác
Cổ và tập kỷ yếu của Hội Trí Tri Bắc Kỳ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.