LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 98

Pháp Thời Báo, Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn, Phụ Nữ Thời Đàm, Nam
Phong, Tràng An, Sông Hương.

Phan Khôi xuất thân từ dòng dõi nổi tiếng. Thân sinh của ông là Phan

Trân, trước làm Tri Phủ phủ Điện Khánh nhưng sau từ quan về nhà dạy học.
Thân mẫu ông là con gái cụ Hoàng Diệu. Năm 1907, Phan Khôi rời quê ra
Hà Nội tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Trong cuộc biểu tình
đòi giảm thuế xảy ra ở Quảng Nam vào năm 1908, ông bị bắt giam cho đến
năm 1914 mới được thả. Thoát khỏi nhà tù thực dân, ông lăn xả vào cuộc
đời làm báo, viết cho rất nhiều tờ tại cả miền Trung, Nam và Bắc. Năm
1945, ông đi theo Việt Minh.

Ngoài các bài viết báo, Phan Khôi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm. Ông

còn nổi tiếng là nhà thơ Việt Nam đầu tiên mở đường cho phong trào thơ
mới, với bài thơ bất hủ « Tình Già » :

Hai mươi năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ
Đôi mái đầu xanh, kề nhau than thở
« Ôi đôi ta thương nhau thì vẫn nặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi tình trước phụ sau
Chi bằng sớm liệu mà buông nhau »…

Nhận xét chung về Phan Khôi, các nhà phê bình văn học cho rằng ông

tuy là một nhà cựu học nhưng tư tưởng của ông rất mới mẻ. Ông phê bình
rất táo bạo với lời văn hoạt bát, tự nhiên pha lẫn dí dỏm khiến những bài báo
của ông luôn luôn có đủ sức thu hút độc giả. Ngoài ra, văn chương của Phan
Khôi luôn luôn biểu lộ một sức sống mãnh liệt và một tinh thần bất khuất
gắn liền vào lương tri của con người cầm bút chỉ biết sống theo lý tưởng của
mình. Dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, Phan Khôi cũng xứng đáng
tiêu biểu cho người làm báo, làm văn chân chính, không hề run sợ trước bạo
lực và cường quyền, cũng như không thể bị tư lợi làm cho mất nhân cách.
Tác phẩm luận đề mang tên « Nắng Chiều » của ông, nội dung chứa đựng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.