LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 97

nghị luận như Văn Học Nước Pháp, Khảo về Tiểu Thuyết, Bàn về quốc học,
Văn Minh Luận, cùng với một số tác phẩm về xã hội và tôn giáo. Những tác
phẩm trên có tính cách văn chương, chính trị và triết học. Những bài khảo
cứu của ông rất công phu. Văn Phạm Quỳnh, dù diễn tả trên mặt báo hay
trên sách, cũng rất hùng hồn, thường thường có giọng thiết tha. Tuy vậy,
cũng có những bài viết quá nặng nề vì dùng nhiều danh từ Hán Việt quá.

Phạm Quỳnh mất năm 1945 sau khi đã đóng góp một di sản quý giá

cho làng báo và làng văn Việt Nam.

NGUYỄN BÁ HỌC

Nguyễn Bá Học sinh năm 1857 tại làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì,

tỉnh Hà Đông. Ông theo học Hán văn từ hồi nhỏ nên rất uyên thâm Hán
Học, sau lại đậu bằng Cao đẳng Tiểu Học Pháp nên rất giỏi Pháp văn và chữ
quốc ngữ. Ông dạy học hơn 20 năm và là một nhà mô phạm gương mẫu. Đi
vào làng báo, ông cũng trở thành một nhân vật nổi bật, với những chuyện
sáng tác, trú thuật.

Văn nghiệp của Nguyễn Bá Học được giới làm báo tại Việt Nam cho là

quan trọng ở tính chất khai phá vì ông là người đầu tiên viết truyện ngắn
theo lối mới. Các truyện ngắn của ông được đăng trên Đông Dương Tạp Chí
và Nam Phong Tạp Chí rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Một số truyện tiêu biểu
khuynh hướng của Nguyễn Bá Học là Câu Chuyện gia đình, Câu Chuyện
Nhà Sư. Tuy ngày nay các truyện ngắn của ông đã trở nên cổ nhưng vẫn còn
chứa đựng tính chất luân lý đạo đức, giáo dục. Lối văn của Nguyễn Bá Học
bình dị, ít vẻ hoa mỹ nhưng ý tứ thâm trầm. Ông mất vào năm 1921.

PHAN KHÔI

Phan Khôi biệt hiệu Chương Dân, sinh năm 1887 tại làng Bảo An,

huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Tú Tài Hán Học, từng cộng tác
với rất nhiều báo. Các văn phẩm của Phan Khôi phần nhiều là các bài nghị
luận hoặc phê bình, hay khảo cứu đăng trong tờ Lục Tỉnh Tân Văn, Đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.