những lập luận vững chắc, nhưng không được nhà cầm quyền Hà Nội cho
phép xuất bản.
Những năm cuối cùng trong đời, Phan Khôi đã chứng tỏ lối sống bất
khuất của ông bằng cách tự do viết những cảm nghĩ thực của ông trong tờ
Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà Nội. Vụ này đã gây sôi nổi một thời gian trong
giới báo chí Việt Nam ở cả hai miền, và cũng đã khiến cho mọi người cầm
bút tỏ lòng thán phục ông như một nhà văn còn giữ được những tình cảm
chân thực của con người giữa xã hội máy móc tàn bạo. Câu nói nổi tiếng của
ông dưới đây đã khiến ông phải đi vào cuộc sống tù đày sau khi gây nên vụ
án « Nhân Văn Giai Phẩm » :
« Khi ghét cứ nói rằng ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không đổi ghét thành yêu
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không đổi yêu thành ghét ».
NGUYỄN TRỌNG THUẬT
Nguyễn Trọng Thuật sinh năm 1882, lấy hiệu là Đồ Nam Tử, người xã
Mạn Nhuế, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Ông tinh thông Hán học, trước đi dạy học sau viết cho khá nhiều tờ báo
đặc biệt là Nam Phong Tạp Chí và Đuốc Tuệ. Riêng trong tờ Đuốc Tuệ, ông
ký tên là Tràng Thiệt cư sĩ.
Những tác phẩm của Nguyễn Trọng Thuật gồm đủ mọi bộ môn : tiểu
thuyết, khảo cứu, nghị luận và thơ. Năm 1925, cuốn tiểu thuyết mang nặng
tính chất giáo dục của ông, tựa đề « Quả Dưa Đỏ » đã được giải thưởng của
Hội Khai Trí Tiến Đức. Đây là một tiểu thuyết luận đề đặc sắc, đề cao sự
chịu đựng của con người và thuyết duy linh, tin vào quyền năng của thượng
đế. Ngoài ra, ông viết cuốn « Thơ Ngụ Ngôn » gồm hai quyển, một do chính
ông soạn, còn một cuốn do ông diễn giải những bài thơ ngụ ngôn cổ của
Trung Hoa. Trong khi hoạt động về báo chí, Nguyễn Trọng Thuật vẫn ôm