CHƯƠNG I : PHÂN CHIA CÁC THỜI KỲ LỊCH
SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM
1. TỔNG QUÁT
Báo chí Việt Nam trong tiến trình 100 năm kể từ 1865 tới 1965, đã trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều sắc thái tương phản. Lý do của sự
tương phản này là do các biến cố bên ngoài cũng có mà do sự chuyển mình
của báo chí cũng có. Chính vì thế, cuộc hành trình của báo chí Việt Nam kể
từ lúc phôi thai tới những năm gần đây đã được nhiều người phân chia thành
nhiều chặng đường để mô tả những thay đổi quan trọng đánh dấu những
bước tiến của nó.
Báo chí, cũng như mọi ngành hoạt động văn hóa xã hội khác, luôn luôn
thu nhận tầm ảnh hưởng của các biến cố ngoại cảnh để tự tìm đường tiến
hóa cho thích hợp. Nói như vậy có nghĩa là báo chí không phải là một sinh
hoạt đứng riêng rẽ trong xã hội. Trái hẳn lại báo chí bị ảnh hưởng bởi lịch sử
chính trị, các biến chuyển xã hội, các cuộc chiến, cũng như mọi biến cố thời
sự có tầm vóc lớn không bị thu hẹp vào một địa phương. Nhờ đó mà báo chí
tiến qua các giai đoạn mà cải tiến mà lớn mạnh.
Nhưng khi nhìn vào tiến trình 100 năm của báo chí Việt Nam, mỗi
người nghiên cứu bước đi của nó theo một cái nhìn khác nhau. Từ cái nhìn
khác nhau đó, các học giả tiền phong trong vấn đề này mới đưa ra những
quan niệm khác nhau trong việc phân chia các thời kỳ lịch sử báo chí Việt
Nam. Người thì phân chia lịch sử đó theo tiêu chuẩn lịch sử đất nước. Người
thì phân chia căn cứ vào các hoạt động của chính báo chí. Người thì phân
chia các giai đoạn theo các tiêu chuẩn văn hóa. Và cuối cùng, có người đã
tổng hợp tất cả những tiêu chuẩn này để hệ thống hóa tiến trình của báo chí.
Dĩ nhiên chúng ta không thể khẳng định ưu và khuyết điểm của mỗi quan
niệm vì quan niệm nào cũng có phần chính xác và vững chắc. Ở đây chúng
ta chỉ phân tách các sự kiện trong tiến trình của báo chí và thử tìm xem có