LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 13

một đường lối nào khác, hữu hiệu hơn, để phân chia các thời kỳ mà báo chí
Việt Nam đã trải qua hay không.

2. PHẢI CHỌN NHỮNG TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ PHÂN CHIA CÁC
GIAI ĐOẠN

a) Tiêu chuẩn hoạt động của báo chí

Người đã căn cứ vào tiêu chuẩn các hoạt động của báo chí để phân chia

các giai đoạn trong tiến trình báo chí là nhà văn Thê Húc. Dưới con mắt ông,
báo chí Việt Nam, kể từ ngày khai sinh vào 1865 đã chuyển mình qua bốn
giai đoạn để đi tới hiện trạng của nó ngày nay. Theo ông, mỗi giai đoạn này
được đánh dấu bằng những hoạt động của chính nó, và hoạt động đó đã
được bộc lộ qua nội dung cũng như hình thức. Sự phân chia của Thê Húc
được trình bày như sau :

1. Giai đoạn dự bị 1865-1913
2. Giai đoạn thành lập 1913-1930
3. Giai đoạn phát triển 1930-1940
4. Giai đoạn phân hóa 1940-1946

Đây là quan niệm đầu tiên về lịch sử tiến hóa của báo chí vì Thê Húc là

người đầu tiên phân chia con đường tiến hóa báo chí Việt Nam ra từng giai
đoạn rõ rệt. Theo ông, những giai đoạn nầy đều được giới hạn với những
thời điểm và hoạt động rõ rệt, bắt đầu từ sự khai sinh của Gia Định Báo, tới
sự ra đời của Đông Dương Tạp Chí, đến Đông Tây, Tia Sáng v.v… Mỗi giai
đoạn nằm trong hai cái mốc có thể là sự xuất hiện của một tờ báo mà cũng
có thể là sự tạ từ của một tờ báo khác đóng cửa. Theo sự phân chia như vậy,
giai đoạn 1 (dự bị) của làng báo Việt Nam cho người ta thấy những hoạt
động phôi thai, rời rạc của một hai tờ báo đầu tiên ra mắt trên xứ sở chúng
ta. Giai đoạn 2 (thành lập) cũng không sôi động lắm, vì báo chí lúc đó như
một kẻ chập chững vào đời, các hoạt động còn rời rạc, và nhất là thời kỳ đó,
báo chí nước ta còn ở trong tay người Pháp. Phải đợi cho tới giai đoạn 3
(phát triển), cái không khí làm báo mới tưng bừng. Báo ngày, tạp chí nối gót

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.