LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 45

cóc nằm đấy, thơ. Cho ngay đến hồi người làm báo cũng như mọi người lao
động khác, ăn lương tháng hay tính tiền dòng, ta vẫn coi như một món phụ
trong đời kiếm miếng : bần cùng mới đi viết báo. Viết báo là thế nào ? Cũng
như thảo bài luận nhật khắc trong làng Nho ? Cũng như viết bài văn đầu
ghế nhà trường. Một số người đều tưởng vậy
».

Ngoài lối văn xã thuyết như bài trên đây, Hoàng Tích Chu còn có biệt

tài viết lối văn hài hước châm chọc người đời một cách nhẹ nhàng hoặc ca
tụng các nhân vật thời sự một cách tế nhị. Nhờ lối văn này mà tờ Đông Tây
lôi cuốn được độc giả và tạo nhiều nguồn dư luận sôi nổi.

Trong khi tại miền Bắc và miền Nam, phong trào báo chí phát triển khá

rầm rộ thì tại miền Trung, dư luận vẫn chìm lắng gần như yên lặng. Có lẽ
những người viết báo gốc miền Trung đều dồn tới hai miền Bắc và Nam để
hoạt động vì chính tại quê họ không tìm được môi trường thích hợp để ra
báo. Mãi cho tới khoảng cuối năm 1927, dân miền Trung mới bắt đầu nhập
theo hai miền anh em để cho ra tiếng nói đầu tiên của họ là tờ báo Tiếng
Dân, xuất bản vào ngày thứ tư và thứ bảy mỗi tuần. Trong lời phi lộ, người
chủ trương tờ Tiếng Dân cho thấy khuynh hướng và xuất xứ của tờ báo như
sau : « Theo tâm lý chân chính của quốc dân mà phô bầy trên mặt giấy, công
lý là hướng đường đi, công lợi là nơi qui túc, không thiên vị về đảng phái
nào, không cổ động về ảnh hưởng trống. Đối với đồng bào, xin làm vị thuốc
đắng, đối với chính phủ, xin làm người bạn ngay
».

Tờ Tiếng Dân mang một sắc thái rất độc đáo ; nó không phải là tờ báo

của một người, nó cũng không phải là tờ báo của một nhóm chủ trương. Nó
là tờ báo của tất cả mọi người, vì nó là một tổ hợp trong đó có rất nhiều cổ
phần ai muốn mua cũng được. Dân miền Trung đã tự nguyện đóng góp bằng
cách mua các cổ phần này để tài trợ cho các hoạt động của một chí sĩ cách
mạng là Huỳnh Thúc Kháng. Ở hai miền Bắc và Nam, nhiều người vẫn lầm
tưởng rằng Tiếng Dân là tờ báo của riêng Huỳnh Thúc Kháng. Cũng có
người cho rằng đó là tờ báo của « Công Ty » Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng
thực ra, các phần hùn của dân chúng trong tờ báo này là sự biểu lộ lòng ái
quốc cũng như sự ngưỡng mộ đối với nhà cách mạng Huỳnh thúc Kháng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.