LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 47

Hồi đó có cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái và vụ xử án những nhà cách

mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng, chính độc giả ngoài Bắc lại trông đứng
trông ngồi những số báo Phụ Nữ Tân Văn từ trong Nam gởi ra để được
nghe những lời nói can đảm binh vực cho những kẻ đã hi sinh cho giống nòi
và đất nước. Những lời nói như thế không thể có được ở báo giới miền Bắc
hồi bấy giờ
».

Phụ Nữ Tân Văn xuất hiện vào ngày 2-5-1929, với mục đích ghi ra trên

mặt báo là « chuyên khảo cứu những vấn đề quan hệ tới đàn bà, tức là quan
hệ tới quốc gia xã hội, nó không đảng phái, chỉ thờ chân lý làm thần minh,
tổ quốc làm tôn giáo ». Trên thực tế, tờ báo này bàn đủ các vấn đề, trên từ xã
hội, chánh trị, dưới tới những chuyện thường thức, gia đình.

Người làm chủ bút tờ Phụ Nữ Tân Văn là Đào Trinh Nhất, nhưng người

làm cho tờ báo nổi bật với uy thế đặc biệt là Phan Khôi, người từng được
mệnh danh là « Ông Tú xứ Quảng với một thứ lý luận độc đáo » và đã từng
mở nhiều cuộc bút chiến dữ dội đả kích đạo Nho, tấn công trường phái Nho
học thời đó vốn gồm nhiều tay cự phách cỡ Phạm Quỳnh.

Phụ Nữ Tân Văn, tuy mang danh nghĩa là « tờ báo của đàn bà » nhưng

nặng về chính trị và văn học. Về mặt chính trị, tờ báo đăng nhiều bài viết
cũng như tiểu thuyết gợi ý thức dân tộc và nuôi dưỡng tinh thần cách mạng,
đặc biệt thiên tiểu thuyết « Mảnh Trăng Thu » do một người tù chính trị từ
Côn Đảo bí mật gửi về. Về mặt văn học, tờ báo cổ võ cho thơ mới, tích cực
phổ biến lối thơ này trên mặt báo cũng như đề cử một nữ sĩ (thường ký tên
là Manh Manh) đi diễn thuyết ở nhiều nơi để châm ngòi cho phong trào thơ
mới có cơ hội bùng lên. Chẳng những vậy, tờ Phụ Nữ Tân Văn còn đạt được
nhiều thành quả về xã hội chẳng hạn như lập học bổng giúp các học sinh
nghèo sang Pháp du học, xướng lập hội Dục Anh, tổ chức các cuộc đấu xảo
về nữ công, đặt ra « bữa cơm bình dân » để tài trợ những người thiếu thốn.

Với nhiều kết quả như thế mà cuối cùng tờ Phụ Nữ Tân Văn vẫn phải

đình bản vào ngày 20-12-1934, mặc dù người chủ trương tờ báo là Ông Bà
Nguyễn Đức Nhuận đã mất rất nhiều công lao khó nhọc, biết kính hiền đãi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.