LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 94

Sau đó lúc trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh cộng tác với ông Đỗ

Thuận giữ phần chữ quốc ngữ của tờ Đăng Cổ Tùng Báo. Ngoài ra ông còn
chịu khó nghiên cứu học hỏi về kỹ thuật ngành in nữa.

Sau khi tờ Đăng Cổ Tùng Báo đình bản, Nguyễn Văn Vĩnh đảm nhiệm

hai tờ báo khác bằng tiếng Pháp : tờ Notre Journal (1908) và tờ Notre Revue
(1910) và một tờ báo bằng tiếng Việt xuất bản ở Saigon, tờ Lục Tỉnh Tân
Văn. Năm 1913, với tư cách là chủ bút, Nguyễn Văn Vĩnh quản nhiệm tờ
Đông Dương Tạp Chí xuất bản ở Hà Nội năm 1913, rồi lại quản nhiệm thêm
một tờ báo khác là tờ Trung Bắc Tân Văn của FHF Schneider. Năm 1919, vì
sức khỏe yếu kém, ông Schneider rút lui và giao cho Nguyễn Văn Vĩnh
trông coi, khi đó ông Vĩnh đổi tờ báo này thành một nhật báo, đồng thời ông
mua lại luôn tất cả dụng cụ của nhà in Trung Bắc Tân Văn. Cũng vào năm
1919, tờ Đông Dương Tạp Chí trở thành « Học Báo » tức là tờ báo có tính
cách sư phạm do chính Nguyễn Văn Vĩnh điều khiển. Ông Nguyễn Văn
Vĩnh còn thành lập cùng với ông Emile Veyrac, nhờ vào nhà in mua lại của
Ông Schneider, một ban tứ thư lấy tên là « Tư Tưởng Tây Phương » chuyên
việc xuất bản những tác phẩm văn dịch từ Pháp ngữ.

Năm 1931, với tư cách là Giám Đốc và Chủ Bút, Nguyễn Văn Vĩnh

còn điều khiển một tờ báo khác lấy tên là L’Annam Nouveau tức là tờ báo
mà ông Vĩnh cho ra đời trong dịp bút chiến giữa ông Phạm Quỳnh chủ bút
tờ Nam Phong về vấn đề « chế độ trực trị và chế độ quân chủ lập hiến ».

Có một điều đặc biệt là Nguyễn Văn Vĩnh chẳng những điều khiển và

trông nom rất nhiều tờ báo nhưng ông cũng viết rất nhiều. Ông viết hầu hết
những bài báo từ xã luận đến tiểu thuyết, dịch thuật, dưới rất nhiều tên ký
khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng Nguyễn Văn Vĩnh là người đầu
tiên đã biết lợi dụng và phát triển ngành báo chí cũng như ngành ấn loát tại
Việt Nam.

Ngoài những hoạt động trong làng báo, Nguyễn Văn Vĩnh cũng rất

thích bước chân vào sự nghiệp chính trị. Năm 1907, ông là người Việt đầu
tiên được bầu làm Hội viên của Hội Nhân Quyền và cũng vào năm này ông
vào giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục do các nhà ái quốc Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.