nền báo chí Việt Nam.
TRƯƠNG VĨNH KÝ
Sinh năm 1832 tại Vĩnh Long, ngay từ hồi 5 tuổi, ông đã bắt đầu học
chữ Hán. Năm 1845, bỏ chữ Hán và bắt đầu học chữ quốc ngữ, ông được
gửi vào một trường Công Giáo. Tới năm 1859, ông được nhà trường cấp
nhiều học bổng để học các sinh ngữ khác nhau như Hy Lạp, Pháp, Anh,
Nhật, Tây Ban Nha.
Sau khi ông Trương Vĩnh Ký tốt nghiệp và sau khi Gia Định Thành
thất thủ, người Pháp đã giao phó cho một Giám Mục tìm một người Việt
Nam nói giỏi tiếng Pháp để thông dịch trong những cuộc thương thuyết giữa
hai chính phủ Pháp và Việt. Chính ông Trương Vĩnh Ký đã được cắt cử vào
chức vụ này. Sau khi ký kết Hiệp Ước 1862, ông đã được cử giữ chức vụ
thông dịch viên trong phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp.
Trong dịp nầy, ông Trương Vĩnh Ký đã viếng thăm khắp nước Pháp và một
vài nước khác ở Âu Châu như Tây Ban Nha, Ý, đồng thời có dịp làm quen
với các danh nhân Pháp như Victor Hugo, Paul Bert, Renan.
Sau chuyến đi này, khi về nước, ông được chính phủ thuộc địa mời dạy
học tại trường Collège des Administrateurs stagiaires và trường Collège des
Interprètes. Cuối cùng năm 1869, ông được giao phó đảm trách tờ Gia Định
Báo với chức vụ Giám Đốc, tờ báo này chính ông đã hợp tác viết kể từ ngày
báo ra mắt vào năm 1865. Ông mất vào năm 1898.
HUỲNH TỊNH CỦA
Sinh năm 1834 tại Bà Rịa và mất năm 1907, ông Huỳnh Tịnh Của nổi
tiếng tinh thông cả hai nền Hán Học và Tây Học. Năm 1861, ông được cử
giữ chức vụ Đốc Phủ Sứ và Giám Đốc Phòng Phiên Dịch Tư Pháp của chính
phủ. Chính ông đã đề nghị dùng chữ quốc ngữ thay chữ Hán. Trong một bản
điều trần gửi cho vua Tự Đức, ông đã yêu cầu nhà vua cho xuất bản báo chí
bằng chữ quốc ngữ để giáo dục quần chúng nhưng ông bị thất bại trong việc