LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 157

toàn không đem lại một chút lợi ích nào. Nhà máy chế biến xoài được xây
dựng mặc dù nguồn cung xoài rất ít ỏi. Một nhà máy khổng lồ có thể tạo ra
nhiều kính hơn mức sử dụng của cả nước. Các công ty không tạo ra động
lực để nền kinh tế có thể phát triển; thay vào đó, các động cơ nổ đôm đốp và
nền kinh tế rơi tự do. Cú hích lớn cũng tạo ra rắc rối ở nhiều quốc gia khác ở
châu Phi, châu Mỹ La-tinh và cả châu Á. Một lý do là chính trị và kinh tế bị
liên kết theo hướng làm tổn thương sự phát triển. Khi chính phủ bỏ tiền vào
các ngành công nghiệp mới, các doanh nhân sẽ làm mọi thứ để đảm bảo
rằng lượng tiền sẽ tiếp tục tăng lên. Họ ủng hộ chính phủ để duy trì mối
quan hệ tốt. Một số người trong số họ sẽ nỗ lực nhiều hơn trong việc thuyết
phục quan chức nhà nước cung cấp cho họ tiền và ưu đãi thay vì làm cho các
nhà máy của họ kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên, một số nước đã thành công. Hàn Quốc là một ví dụ. Vào

cuối Thế chiến II, Triều Tiên bị chia tách thành hai quốc gia, miền Bắc cộng
sản và miền Nam tư bản, và hai miền đã đi đến chiến tranh vào đầu những
năm 1950. Hàn Quốc ra khỏi cuộc chiến và rơi vào trong hỗn loạn. Hàng
triệu người đã thiệt mạng và những người sống sót phải sống trong cảnh
nghèo đói khốn cùng. Nhiều người trong số họ đã mất nhà và phải tìm kiếm
thức ăn trên những ngọn đồi. Năm 1961, một vị tướng quân đội tên là Park
Chung-hee đã lên nắm quyền và bắt đầu thực hiện cú hích lớn của Hàn
Quốc, nhằm biến quốc gia này thành một cường quốc công nghiệp. Park tổ
chức cú hích của Hàn Quốc thông qua các chaebol, các doanh nghiệp lớn
với mối liên kết chặt chẽ với chính phủ. Chính phủ chỉ đạo các chaebol đầu
tư vào các ngành công nghiệp cụ thể và cho các doanh nghiệp này các khoản
vay ưu đãi với lãi suất thấp. Ban đầu, các công ty này được bảo hộ khỏi cạnh
tranh nước ngoài, nhưng chính phủ cương quyết đòi hỏi rằng các công ty
này phải trở nên cạnh tranh hơn và cuối cùng phải xuất khẩu hàng hóa của
mình.

Nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh. Đất nước phát triển các ngành công

nghiệp dệt may và quần áo trước khi chuyển sang thép, ô tô và đóng tàu.
Vào những năm 1950, Bắc Triều Tiên có nền kinh tế mạnh hơn, nhưng
không lâu sau đó, miền Nam đã vượt qua nó và cũng đã bỏ lại nhiều quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.