LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 16

chuyện này, với các nhà kinh tế học hiện đại, điều này là khó hiểu bởi vì khi
người mua và người bán cạnh tranh với nhau để trao đổi hàng hóa, xã hội sẽ
được lợi. Tuy nhiên, trong thời đại của Aristotle, đơn giản là không có nhiều
người mua và người bán cạnh tranh, điều mà dường như quá đỗi bình
thường với chúng ta ngày hôm nay.

Aristotle chỉ ra rằng của cải đến từ các hoạt động kinh tế “tự nhiên” có

một giới hạn bởi vì một khi có đủ để đáp ứng nhu cầu của gia đình thì sẽ
không còn nhu cầu nữa. Mặt khác, không có giới hạn cho sự tích lũy của cải
không tự nhiên. Bạn có thể tiếp tục bán nhiều ô liu hơn và tìm đủ loại đồ
mới để bán. Điều gì ngăn cản bạn tích lũy của cải cao tới trời? Hoàn toàn
không có gì cả - ngoại trừ sự mạo hiểm đối với trí tuệ và đức hạnh của bạn.
Aristotle nói, “Loại tính cách xuất phát từ sự giàu có là tính cách của một kẻ
ngốc lắm tiền nhiều của”.

Có một điều tồi tệ hơn việc trồng ô liu để tạo ra một đồng tiền ngày

càng nhiều thêm, đó là sử dụng tiền để kiếm thêm tiền. Cũng giống như
công dụng tự nhiên của ô liu là để ăn (hoặc để trao đổi lấy thứ gì đó mà hộ
gia đình cần), thì công dụng tự nhiên của tiền là trong vai một phương tiện
để trao đổi. Kiếm tiền bằng cách cho ai đó vay vốn để đổi lấy một mức giá
(đổi lấy “lãi suất”) có lẽ là hoạt động kinh tế phi tự nhiên nhất; như chúng ta
sẽ thấy trong chương tiếp theo, sự công kích của Aristotle đối với việc cho
vay tiền đã ảnh hưởng đến tư duy kinh tế trong nhiều thế kỷ tiếp theo. Như
vậy, đối với Aristotle, rõ ràng là đức hạnh chỉ có ở những người nông dân
trung thực, chứ không phải là các chủ ngân hàng khôn ngoan.

Trong khi Plato và Aristotle viết, Hy Lạp dần xa rời tầm nhìn của họ

cho nền kinh tế. Các thành bang đang trong tình trạng khủng hoảng. Athens
và Sparta đã tham gia một cuộc chiến dài. Mô hình kinh tế của các nhà triết
học là cách bám víu vào vinh quang quá khứ. Giải pháp của Plato là một nhà
nước có kỷ luật, giải pháp của Aristotle là một hướng dẫn thiết thực để cứu
xã hội khỏi quá nhiều hoạt động thương mại. Tâm trí người Hy Lạp dành
khá nhiều cho tiền bạc, ngay cả khi Aristotle và Plato lên án tình yêu đối với
tiền bạc. Người ta nói rằng một nhà cai trị Sparta làm nản chí người ta kiếm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.