LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 184

Prebisch thấy rằng điều này báo hiệu một vấn đề đáng lo ngại cho các

nước nghèo. Khi nền kinh tế của một đất nước nghèo phát triển, nhu cầu của
nó đối với những chiếc xe mà nó nhập khẩu từ các nước giàu tăng lên.
Nhưng khi một nước giàu phát triển, nhu cầu về đường mà nước này nhập
khẩu từ các nước nghèo tăng chậm hơn nhiều. Kết quả là, giá xe tăng nhanh
hơn giá đường: “điều kiện mậu dịch” của các nước nghèo trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, khi dân số của nước nghèo đòi hỏi nhiều xe hơn, nước này phải xuất
khẩu nhiều đường hơn để trả tiền cho số xe đó. Nó biến thành một vòng luẩn
quẩn tàn nhẫn: đất nước nghèo chuyên môn hóa hơn vào việc sản xuất
đường để trả tiền cho xe hơi, nhưng theo thời gian mỗi tấn đường mua được
ít xe hơn. Cuối cùng, đất nước nghèo không thể tăng trưởng nhanh như quốc
gia giàu có. Tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra nhu cầu cao đối với xe ô tô mà
nước này sẽ không thể đáp ứng được với doanh thu từ xuất khẩu đường.
Điều này trái ngược với tầm nhìn lạc quan của các nhà kinh tế học thế kỷ
19! Bây giờ có vẻ như mậu dịch giữa nước giàu và nước nghèo bẫy các
nước nghèo vào việc xuất khẩu đường và cà phê giá rẻ, và việc luôn luôn tụt
hậu so với thế giới giàu có.

Lối thoát nào cho các nước nghèo? Prebisch nói rằng họ không nên

chuyên môn hóa, họ nên đa dạng hóa - nghĩa là, tạo ra rất nhiều hàng hóa
khác nhau. Họ cần sản xuất đường và cà phê cũng như cả xe hơi và ti vi nữa.
Thay vì sử dụng tiền từ xuất khẩu đường để mua xe hơi nước ngoài, họ nên
đóng cửa biên giới của họ với xe hơi nước ngoài và sử dụng số tiền đó để
xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi của riêng mình. Trong những năm 1950
và 1960, đây là những gì mà nhiều quốc gia đã làm, ở Mỹ La tinh cũng như
ở châu Phi và châu Á (xem Chương 22).

Prebisch không phải là một nhà cách mạng. Ông tin rằng với chiến lược

kinh tế đúng đắn, chủ nghĩa tư bản có thể giúp các quốc gia nghèo. Ngược
lại, Frank, giống như Guevara và Castro, tin rằng chủ nghĩa tư bản không
thể được sửa chữa. Cách mạng là câu trả lời duy nhất. Người dân phải nắm
lấy quyền lực và thiết lập một hệ thống xã hội chủ nghĩa kết thúc sự bóc lột.
Đó là những gì Castro và Guevara đã cố gắng làm sau khi chiến thắng cuộc
chiến chống lại chính phủ Cuba. Tại vùng đồi núi, họ đã xây dựng một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.