LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 240

thời điểm. Các nhà kinh tế gọi đó là “quyền tự do quyết định chính sách”: tự
do hoàn toàn trong việc quyết định. Vào tháng Năm, chính phủ quyết định
làm gì đó để phản ứng với hoàn cảnh hiện tại, và cũng quyết định làm gì đó
trong tháng Sáu, tháng Bảy và tháng Tám. Chắc hẳn là quyền tự do quyết
định cho phép chính phủ đánh giá điều kiện hiện tại và sau đó hành động,
đem lại kết quả tốt nhất qua thời gian? Lý thuyết của Kydland và Prescott
chỉ ra tại sao quyền tự do quyết định có thể giảm quyền lực của chính phủ
trong việc tiến hành chính sách tốt nhất. Chính phủ không thất bại bởi vì nó
lươn lẹo hay ngu ngốc; thay vào đó, sự tự do khi ra quyết định tại mọi thời
điểm dẫn nó đến những hành động tự gây ra thất bại.

Kydland và Prescott cho rằng thay vì sử dụng quyền tự do quyết định -

đưa ra những quyết định riêng lẻ vào tháng Năm, tháng Sáu và tháng Bảy -
chính phủ nên tuân theo một quy tắc được quyết định trước đó, giống như
“giữ lạm phát ở mức thấp tại mọi thời điểm”. Nhưng làm sao chính phủ có
thể thực thi nó? Chính phủ nắm giữ các đòn bẩy của quyền lực và vì thế sẽ
luôn luôn phá vỡ quy tắc của chính mình. Vấn đề là khi chính phủ có càng
nhiều quyền lực, nó dường như lại có càng ít. Dù chính phủ đã đưa ra lời
hứa chắc nịch đến thế nào, không một ai tin nó (giống như giáo viên với lời
đe dọa bị ngó lơ).

Sau khi Kydland và Prescott nghĩ ra lý thuyết của họ, các nhà kinh tế

học đã tìm kiếm các giải pháp khiến chính phủ thực thi các quy tắc của mình
và giải quyết vấn đề thiếu nhất quán theo thời gian. Nhiều giải pháp trong số
đó tập trung vào việc thay đổi cách ngân hàng trung ương hoạt động. Ngân
hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ và là tổ chức phát hành tiền
giấy và tiền xu. Ngày nay, các ngân hàng trung ương tiến hành các chính
sách tiền tệ của chính phủ: các hoạt động thay đổi nguồn cung tiền và lãi
suất. Các ngân hàng trung ương khởi đầu như những công ty tư nhân. Một
trong những ngân hàng lâu đời nhất, Ngân hàng Anh quốc, được thành lập
vào năm 1694 bởi một nhóm thương gia muốn đảm bảo rằng Anh có đủ tiền
để đánh lại Pháp. Dần dần, ngân hàng trung ương gắn chặt với chính phủ.
Năm 1946, Ngân hàng Anh quốc được đưa vào sở hữu công; Stafford
Cripps, Bộ trưởng Tài chính Anh, vào cuối những năm 1940 từng gọi nó là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.