LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 241

ngân hàng “của ông ấy”. Các ngân hàng trung ương được chính phủ sử dụng
để theo đuổi các chính sách Keynes. Chúng chịu sự kiểm soát của chính phủ
và được dùng theo cách mà các chính trị gia thấy phù hợp.

Một giải pháp đối với vấn đề thiếu nhất quán theo thời gian là chính

phủ từ bỏ quyền kiểm soát tại ngân hàng trung ương. Lập luận của giải pháp
này cho rằng nếu các ngân hàng trung ương độc lập thì chính sách tiền tệ sẽ
không còn nguy cơ bị thao túng bởi các chính trị gia. Người đứng đầu của
các ngân hàng trung ương không được bầu ra bởi cử tri và không có lợi ích
gì khi thực hiện những hành động có thể khiến họ được tín nhiệm trong ngắn
hạn, vì thế họ sẽ có thể thực hiện quy tắc giữ mức lạm phát ở mức thấp.
Chính phủ thậm chí có thể chỉ định những người thể hiện sự ủng hộ mạnh
mẽ cho việc giữ mức lạm phát thấp và sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của
mình để đạt được điều đó làm nhân viên ngân hàng trung ương. Nó giống
như việc các giáo viên khoan dung yêu cầu các học sinh lười nhác đến văn
phòng của một giáo viên chủ nhiệm nghiêm khắc, người mà mọi người đều
biết rất thích đưa ra hình phạt ở lại sau giờ học.

Vào những năm 1990, rất nhiều chính phủ để cho ngân hàng trung

ương của họ độc lập. Họ sẽ đặt các mục tiêu cho lạm phát - giữ nó nằm
trong khoảng từ 2 đến 3% chẳng hạn. Nhiệm vụ của các ngân hàng trung
ương là sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, bây giờ đã nằm trong
quyền kiểm soát của họ, để đạt được mục tiêu. Ngân hàng Pháp đã được
tách khỏi các nhà chính trị gia vào năm 1994, gần 200 năm sau khi nó được
Napoleon xây dựng để khôi phục lại trật tự tài chính sau sự bất ổn của Cách
mạng Pháp. Vào buổi lễ, đánh dấu sự độc lập của nó, ngài thống đốc đã
trông đợi kỷ nguyên mới của một nền kinh tế ổn định. Khi Ngân hàng Anh
quốc bắt đầu trở nên độc lập vào năm 1998, một hội đồng các chuyên gia bắt
đầu họp vào mỗi thứ Tư. Họ sẽ biểu quyết tăng hay giảm lãi suất để đạt
được mục tiêu lạm phát. Một vài nhà kinh tế học thậm chí còn gợi ý việc
gắn mức lương của các thống đốc ngân hàng trung ương với tỉ lệ lạm phát.
Khi New Zealand để ngân hàng trung ương của nó hoạt động độc lập, nó đã
làm điều tương tự bằng việc tuyên bố rằng sẽ sa thải thống đốc nếu ngân
hàng không đạt được mục tiêu lạm phát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.