con tàu mà trên đó những chiếc áo thành phẩm được vận chuyển. Công sức
của hàng ngàn người đã đi vào chiếc áo sơ mi. Hành động của họ cùng nhau
tạo thành một cơ chế xã hội rộng lớn, mỗi phần chuyển động cùng với
những phần khác giống như những bộ phận của một chiếc đồng hồ, để đưa
chiếc áo sơ mi lên cơ thể của người lao động chính xác vào lúc họ muốn.
Smith cũng mang đến một sự hiểu biết mới về của cải. Những người
theo chủ nghĩa trọng nông nghĩ rằng của cải là những gì mọc lên từ trong
lòng đất, còn đối với những người theo chủ nghĩa trọng thương, của cải là
vàng. Với Smith, của cải của một quốc gia là toàn bộ số lượng hàng hóa hữu
ích - lúa mì, bia, áo sơ mi, sách - mà nền kinh tế của một quốc gia sản xuất
cho người dân. Đây là cách các nhà kinh tế học ngày nay nghĩ về nó. Thu
nhập của một quốc gia (“thu nhập quốc dân” của quốc gia đó) là tổng giá trị
của tất cả các hàng hóa mà hoạt động kinh doanh của một quốc gia làm ra.
Smith nhận ra rằng điểm cốt yếu của nền kinh tế là cung cấp hàng hóa cho
mọi người tiêu thụ. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa trọng thương
không quan tâm đến lợi ích người dân có được khi tiếp cận hàng hóa. Điều
quan trọng đối với họ là sản xuất hàng hóa bán cho người nước ngoài để đổi
lấy vàng; sự sẵn có của nhiều hàng hóa, kể cả hàng nhập khẩu, thậm chí có
thể là một điều xấu nếu chi tiêu cho chúng dẫn đến một dòng chảy vàng ra
khỏi đất nước.
Smith đã có một tầm nhìn về một nền kinh tế mới mà lúc đó đang được
cho ra đời, một nền kinh tế dựa trên sự phân công lao động và làm lợi cho
bản thân. Ông đã được hoan nghênh nhu một nhà hiền triết, thường là bởi
những người tin rằng thị trường nên cai trị trên tất cả mọi điều khác, rằng
các chính phủ nên làm càng ít càng tốt và các đơn vị kinh doanh nên làm
những gì họ thích. Hai trăm năm sau khi Của cải của các quốc gia được
xuất bản, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã ủng hộ những nguyên tắc này,
lấy Smith làm nguồn cảm hứng của ông. Một số quan chức Nhà Trắng của
ông thậm chí còn đeo cà vạt có hình chân dung của Smith.
Nhung Smith có lẽ không cảm thấy hãnh diện vì điều này. Lý do đầu
tiên, ông ủng hộ vai trò của thị trường nhu là một cuộc tấn công vào hệ