LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 114

Các câu trả lời này không chỉ nói mọi sự vốn là thế và bảo ta hãy quen với

điều đó. Chúng luôn có dấu ấn “chấp thuận” của một đấng thiêng liêng nào đó đặt
lên cách thế giới được tổ chức. Đó là cách Chúa đã hoạch định thế giới. Chính vì
thế, tôn giáo rất giỏi thuyết phục người ta chấp nhận vận mệnh của họ dù cho có
khổ đau ra sao, đặc biệt là khi nó còn đem đến cho họ hy vọng về một điều gì đó
tốt đẹp hơn trong kiếp sau.

Và tôn giáo cũng giỏi khiến người ta chấp nhận các luật lệ và quy tắc do xã

hội đặt ra với họ. Nếu bạn muốn con người sống hòa thuận với nhau, họ sẽ cần
một bộ các tục lệ được giao ước sẵn, tức là một đạo lý. Không nói dối. Không
trộm cắp. Không sát sinh. Bất kỳ xã hội thông minh nào cũng sẽ tự bảo vệ mình
bằng các ngăn cấm như vậy. Cái tôn giáo làm là tăng thêm sức nặng cho các quy
tắc đó bằng cách nói rằng chúng không phải do con người đặt ra mà là mệnh lệnh
từ đấng tối cao. Không phải người Do Thái cổ khi lang bạt nơi hoang dã đã dựng
nên Mười Điều Răn. Chính Thiên Chúa đã phán bảo cho họ. Như vậy, một vai trò
quan trọng nữa của tôn giáo là người bảo hộ cho đạo lý.

Giờ ta phải xem xét một xu hướng phát triển nữa đã đưa tôn giáo rẽ sang

một hướng cá nhân hơn. Ngoài việc là một hoạt động nhóm, một cách để kiểm
soát cộng đồng, tôn giáo còn bắt đầu đem đến cho các cá nhân sự cứu chuộc khỏi
tội lỗi. Từ cứu chuộc trong tiếng Anh (salvation) có gốc từ tiếng Latinh nghĩa là
“sức khỏe”, có ý nhắc nhở rằng con người vốn dễ mắc bệnh và hay lo âu. Con
người không cảm thấy khỏe mạnh hay hạnh phúc hay yên ổn với chính bản thân.
Họ hay lo lắng về điều gì chờ đợi họ tiếp theo đây. Khi tôn giáo chuyển sang một
hướng cá nhân hơn, nó có thể đem lại sự bình an cho những cuộc đời bất an, trải
nghiệm được các tín đồ mô tả như khi đã chết đi rồi được hồi sinh, bị mù rồi lại
được sáng mắt hoặc bị liệt rồi lại đi đúng như bình thường. Bước chuyển này của
tôn giáo có lẽ bắt nguồn từ khi các tôn giáo riêng lẻ bắt đầu gặp gỡ với nhau lần
đầu tiên.

Điều khó ngờ nhất, chính những người lính La Mã đã trở thành tác nhân lớn

nhất. Cho đến năm 30 TCN, người La Mã đã áp đảo hết đế chế Ba Tư và Hy Lạp.
Về mặt chính trị, họ là kẻ chiến thắng; tuy vậy, họ lại tắm trong nền văn hóa của
các nước chư hầu đến độ cuối cùng, người ta rất khó kết luận ai mới là bên chiến
thắng thực sự. Người La Mã bị thần thoại Hy Lạp và Ba Tư mà họ khám phá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.