LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 115

được cuốn hút đến mức họ đã tiếp nhận chúng theo một cách đã gây ảnh hưởng
lớn đến tương lai của tôn giáo nói chung.

Tương tự như khi người Trung Quốc tiếp nhận Phật giáo và biến đổi nó cho

phù hợp với cách sống của họ, người La Mã cũng làm vậy với thần thoại Hy Lạp.
Dân La Mã vốn thực tế, và ưa hành động. Họ tiếp biến các truyện thần thoại cổ
xưa thành một thứ ngày nay ta gọi là sắm vai hay đóng kịch. Bằng cách đảm
nhiệm các vai trong các câu chuyện, cuộc sống của chính họ cũng đổi thay. Vấn
đề không phải là họ tin vào những thần thoại từ tôn giáo Hy Lạp hay không. Cái
chính là họ đã biến chúng thành những trải nghiệm về mặt cảm xúc hoặc tâm lý
quan trọng đối với mình.

Nhưng sẽ là sai lầm nếu nghĩ người Hy Lạp đã có tôn giáo theo cùng một

cách như người Do Thái có Do Thái giáo hay dân Ba Tư có Hỏa giáo. Họ giống
trường hợp của người Nhật với Thần đạo hơn. Dân Hy Lạp theo tư tưởng đa thần,
đúng vậy, nhưng các vị thần của họ là một phần của cảnh quan thiên nhiên giống
như núi non, biển cả và mặt trời chiếu rọi vùng đất của họ vậy. Các vị thần làm
việc của họ giống như cách thời tiết làm nhiệm vụ của nó. Và giống như thời tiết,
các vị thần có khi ôn hòa và có khi dữ dội. Đơn giản họ là như thế. Vị thần tối
cao là thần Zeus, chúa tể của bầu trời, và ngài có hai anh em trai là thần
Poseidon, vị thần của biển cả, và thần Hades, thần cai quản Địa ngục. Còn hàng
trăm vị thần khác nữa, một số trong đó liên quan đến nhịp điệu của tự nhiên.
Nhưng một trong vô vàn cuộc phiêu lưu thần thánh đó đã trở thành nền tảng cho
một giáo phái cuồng tín quan trọng và có sức ảnh hưởng dài lâu của Đế chế La
Mã.

Câu chuyện ban đầu là một thần thoại về tự nhiên, nhưng người La Mã đã

biến nó thành cái mà ta hay gọi là “tôn giáo bí truyền”, tức một hệ thống các loại
thực hành và nghi lễ bí mật giúp khơi gọi các trải nghiệm cảm xúc sâu sắc trong
các tín đồ. Trong chuyện của người Hy Lạp, vị thần âm phủ Hades bấy giờ đang
khao khát có một người vợ để cùng chia sẻ cung điện nguy nga u ám với mình.
Thần bèn bắt cóc Persephone, con gái của Demeter, nữ thần của cây trái, mùa
màng và cây cỏ. Demeter suy sụp vì mất đi con gái đến nỗi đắm chìm trong than
khóc và bỏ bê nhiệm vụ của mình. Từ đó, mùa màng thất bát, cây không đậu quả,
loài người bị nạn đói và chết chóc đe dọa. Để cứu vãn tình hình, thần Zeus can

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.