LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 117

cách dẫn dắt các tín đồ đi theo những ngả rẽ và khúc lượn quanh co của tâm trí
cho đến khi vào tới cánh đồng ngập nắng của sự cứu rỗi.

Thế nhưng không chỉ các vị thần Hy Lạp như Demeter và Persephone mới

có những vai trò mới trong các giáo phái huyền bí của Đế chế La Mã. Một vị thần
cổ xưa của Hỏa giáo Ba Tư tên là Mithras cũng đã trở thành trung tâm của một
giáo phái La Mã khác. Sinh ra trong một hang động, Mithras là thần mặt trời, vị
đã ra tay giết một con bò thiêng để lấy máu đó mà tạo dựng mặt đất và vạn vật
trên đó. Quân La Mã đã biết đến câu chuyện về Mithras qua các cuộc viễn chinh
của họ ở phương Đông. Họ thích nội dung máu me và gươm đao như thế. Họ
ngưỡng mộ khí phách một tay giết cả một con bò mộng. Và họ cũng thích chi tiết
giết chóc và đổ máu, vốn cũng là sở trường của họ, có thể dẫn tới sự sinh sôi của
một cuộc đời mới, tốt đẹp hơn cho những kẻ khác. Thế là họ đem thần thoại đó
về dùng cho mục đích riêng và nó đã trở thành giáo phái bí truyền được ưa
chuộng nhất của dân họ.

Giáo phái Mithraism có vẻ khát máu hơn so với giáo phái Eleusinian nhưng

những chủ đề của nó không khác lắm. Nó cũng ngợi ca cái chết và xem cái chết
như cánh cửa để đi vào cuộc đời mới. Các nghi lễ cũng được tổ chức kín đáo và
có tác động mạnh mẽ về mặt cảm xúc. Nó cũng đề cao cái cảm thấy được hơn là
cái học được. Các hang động, hốc đá vốn là những nơi ghê rợn nên việc các tín
đồ được dẫn vào đó sẽ có tác động khó chịu với họ. Bản thân lính La Mã phải đối
diện cái chết mỗi ngày, vì vậy họ sẽ thấy rất thuyết phục khi có giáo phái nào
kịch tính hóa cái chết có tính hiến dâng và sự sống tuôn trào từ đó. Giáo phái
Mithraism chỉ gồm nam giới, đây cũng là yếu tố thu hút trong một xã hội trọng
nam như quân đội La Mã. Ngoài ra, các nhóm kín với các nghi lễ bí truyền và
ngôn ngữ riêng thường khiến các thành viên trong đó cảm thấy mình đặc biệt,
hơn hẳn một bậc so với người khác. Việc thuộc về một nhóm riêng biệt như vậy
luôn hấp dẫn một bộ phận người dân. Và giáo phái Mithraism hội đủ tất cả các
điều kiện ấy.

Sự xuất hiện của những giáo phái bí truyền trong Đế chế La Mã là một bước

ngoặt trong lịch sử tôn giáo. Trước đó, tôn giáo chủ yếu là một hoạt động theo
nhóm và gắn với một bản sắc chung. Với dân Do Thái, tôn giáo của họ là thứ gắn
liền với mỗi người từ lúc mới sinh, là sự triệu tập Chúa hướng đến một dân tộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.